Có thể bạn chưa biết, bot độc hại chiếm 3/4 lưu lượng truy cập Internet

Các bot tự động xuất hiện tràn ngập trên Internet để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ có ích đến có hại. Điều bạn có thể không nhận ra là các bot độc hại mạnh đến mức nào và chúng chiếm bao nhiêu lưu lượng truy cập web.

Theo nghiên cứu từ trung tâm kiểm soát tấn công mạng, Arkose Labs cho biết 73% lượng truy cập Internet đến các trang web và ứng dụng được đo từ tháng 1 năm 2023 đến tháng 9 năm 2023 đều từ các bot tự động và hoạt động này nhằm thực hiện các tin nhắn lừa đảo, thu thập dữ liệu và theo dõi tài chính nạn nhân.

Có thể bạn chưa biết, bot độc hại chiếm 3/4 lưu lượng truy cập Internet

Năm danh mục bot độc hại hàng đầu trong quý 3 bao gồm theo dõi tài khoản, lừa đảo, tạo tài khoản giả, quản lý tài khoản và lạm dụng trong sản phẩm (tích trữ hàng tồn kho, lạm dụng điểm khách hàng thân thiết). Các danh mục này hầu như không thay đổi so với Quý 2, ngoại trừ các bot: kiểm tra thẻ ngân hàng và lạm dụng sản phẩm.

Arkose Labs cho biết các cuộc tấn công bằng bot thông minh đã tăng 291% từ Quý 1 đến Quý 2 và cho rằng việc sử dụng các kỹ thuật phức tạp như học máy và AI để bắt chước hành vi của con người có thể là nguyên nhân gây ra sự gia tăng đột biến này.

Có thể bạn chưa biết, bot độc hại chiếm 3/4 lưu lượng truy cập Internet

Trang Security Week nhấn mạnh, sự gia tăng các cuộc tấn công do bot độc hại gây ra sẽ mang lại lợi nhuận cho tội phạm mạng. AI có lẽ sẽ chỉ làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn trong tương lai và điều mà nhà phát triển đạt được là tiền. Nếu lợi nhuận có thể được loại bỏ ra khỏi chương trình, khả năng cao các hoạt động do bot độc hại gây ra sẽ giảm.

Điều đáng chú ý là không phải tất cả các bot đều là độc hại. Rất nhiều bot hữu ích phổ biến trên Internet và được sử dụng để thực hiện các tác vụ có lợi như lập chỉ mục website cho mục đích lưu trữ hoặc công cụ tìm kiếm, xử lý các tác vụ dịch vụ khách hàng cơ bản và quản lý trải nghiệm truyền thông xã hội.

 

Bài viết đọc nhiều nhất

Lên đầu trang