Đánh giá Canon EOS RP: Chất lượng ảnh, lấy nét tự động, ISO, ngàm chuyển và lens EF

Cùng xem qua và đánh giá sơ bộ về chất lượng ảnh chụp từ Canon EOS RP, chiếc máy ảnh full frame không gương lật mới nhất với khả năng sử dụng cả lens RF, EF và thậm chí lens dành cho máy crop.

EOS RP + RF 24-105mm f/4 IS. Nguồn: Lag.vn.
EOS RP + RF 24-105mm f/4 IS. Nguồn: Lag.vn.

Các bạn có thể xem qua phần trên tay nhanh máy ảnh Canon EOS RP qua bài viết sau: 

EOS RP có thể xem là một mẫu máy full frame không gương lật linh hoạt, thích hợp cho đối tượng mới tập chơi máy full frame. Ngoài việc gắn được dòng lens RF được dành riêng cho hệ máy không gương lật của Canon ra thì EOS RP còn có thể gắn được gần như tất cả mọi lens trong hệ sinh thái rộng lớn của Canon, kể cả những chiếc lens dành cho cảm biến crop với giá cực kỳ dễ chịu. Để làm được điều đó bạn sẽ cần đến sự trợ giúp của chiếc ngàm chuyển EF sang RF. Loại ngàm chuyển này có giá tốt với nhiều công năng khác nhau để bạn lựa chọn. Đầu tiên nó sẽ giúp bạn gắn được các lens ngàm EF (hiển nhiên) lên EOS R hay RP. Tuy nhiên đó chỉ là loại ngàm cơ bản. 2 loại ngàm còn lại còn có thêm tính năng control ring và một loại giúp bạn thay đổi filter một cách nhanh chóng. Tóm lại, EOS RP rất linh hoạt, phù hợp với nhiều tình huống khác nhau. Giờ hãy cùng xem qua và đánh giá chất lượng ảnh chụp từ Canon EOS RP cũng như khả năng lấy nét theo thời gian thực của nó qua loạt ảnh sau nhé!

Ảnh độ phân giải cao các bạn có thể xem tại đây: https://drive.google.com/

Ngoài ra với khả năng lấy nét nhanh và tracking auto focus không thua kém các mẫu máy không gương lật hiện đại khác là bao thì EOS RP sẽ giúp người chụp cảm thấy thoải mái hơn mà không sợ out nét quá nhiều, nhất là khi quay phim. Đặc biệt nó còn có thể lấy nét vào mắt như những mẫu máy không gương lật của Sony dù không thể nhanh bằng. Test khả năng tracking auto focus của EOS RP qua video bên dưới:

1. Canon EOS R + Canon RF 24-105mm f/4 IS

EOS RP và lens RF 24-105mm f/4 IS. Nguồn: Lag.vn.
EOS RP và lens RF 24-105mm f/4 IS. Nguồn: Lag.vn.

Đây là chiếc lens kit cho EOS R và RP với tiêu cự phổ biến sử dụng trong nhiều tình huống chụp khác nhau. Tuy khẩu độ chỉ đạt f/4 nhưng với ngàm RF và khoảng cách buồng tối ngắn nên lượng sáng đi vào cảm biến là khá ổn, nhiều hơn thế hệ DLSR trước, bạn không cần lo lắng quá trong trường hợp chụp thiếu sáng với chiếc lens kit này. 

Lens lấy nét khá nhanh và ổn định, chất lượng ảnh rõ nét. Tuy nhiên nếu chụp nhanh (tốc độ 5 khung hình trên 1 giây) và quay mặt đi máy sẽ không lấy nét vào đầu chủ thể nữa mà sẽ lấy vào background:

EOS RP + RF 24-105mm f/4 IS lấy nét tốt  khi nhìn vào mặt, kể cả khi nghiêng người nhưng sẽ lấy nét vào background nếu quay đầu lại không thấy mặt. Nguồn: Lag.vn.
EOS RP + RF 24-105mm f/4 IS lấy nét tốt  khi nhìn vào mặt, kể cả khi nghiêng người nhưng sẽ lấy nét vào background nếu quay đầu lại không thấy mặt. Nguồn: Lag.vn.
EOS RP + RF 24-105mm f/4 IS lấy nét tốt  khi nhìn vào mặt, kể cả khi nghiêng người nhưng sẽ lấy nét vào background nếu quay đầu lại không thấy mặt. Nguồn: Lag.vn.
EOS RP + RF 24-105mm f/4 IS lấy nét tốt  khi nhìn vào mặt, kể cả khi nghiêng người nhưng sẽ lấy nét vào background nếu quay đầu lại không thấy mặt. Nguồn: Lag.vn.

Combo kit này chụp cận cảnh cũng khá ổn. Nguồn: Lag.vn.
Combo kit này chụp cận cảnh cũng khá ổn. Nguồn: Lag.vn.

2. EOS RP + Canon EF 24-70mm f/2.8L II USM

EOS RP + EF 24-70mm f/2.8L II USM. Nguồn: Lag.vn.
EOS RP + EF 24-70mm f/2.8L II USM. Nguồn: Lag.vn.

Như đã nói EOS RP và R có thể dùng ngàm chuyển từ EF sang RF để tận dụng các ống kính ngàm EF chất lượng cao trong hệ sinh thái của Canon và ngàm chuyển này là ngàm cơ bản ngoài 2 loại ngàm có control ring và gắn filter. Việc tháo lắp khá dễ dàng và ngàm có kích thước nhỏ, không ảnh hưởng đến tổng thế quá nhiều. Khả năng lấy nét tự động của ống kính EF qua ngàm là khá ổn, không thua kém so với lens RF tuy còn một số lỗi vặt như khi chuyển động nhanh sẽ bị out nét. Sử dụng lâu sẽ có đánh giá chi tiết hơn nhé!

EOS RP + EF 24-70mm f/2.8L II USM. Nguồn: Lag.vn.
EOS RP + EF 24-70mm f/2.8L II USM. Nguồn: Lag.vn.

Vẫn còn nửa khuôn mặt nên vẫn còn lấy nét vào đầu được. Nguồn: Lag.vn.
Vẫn còn nửa khuôn mặt nên vẫn còn lấy nét vào đầu được. Nguồn: Lag.vn.
Vẫn còn nửa khuôn mặt nên vẫn còn lấy nét vào đầu được. Nguồn: Lag.vn.
Vẫn còn nửa khuôn mặt nên vẫn còn lấy nét vào đầu được. Nguồn: Lag.vn.

3. EOS RP + Sigma 17-50mm f/2.8 OS (Lens crop)

EOS RP + Sigma 17-50mm f/2.8 OS (Lens crop) (máy dưới). Nguồn: Lag.vn)
EOS RP + Sigma 17-50mm f/2.8 OS (Lens crop) (máy dưới). Nguồn: Lag.vn)

Một tính năng khá thú vị và hữu ích chính là EOS RP có thể sử dụng được cả lens crop (1.6x) ngàm EF. Những lens này thường có giá khá dễ chịu so với các lens cho máy full frame nên bạn có thể tận dụng tối đa các ống kính có sẵn trong hệ sinh thái của Canon, đặc biệt là khi nâng cấp từ máy crop lên EOS RP. Chất lượng hình ảnh sẽ tùy thuộc vào lens mà bạn sử dụng nữa, nhưng kể cả khi gắn lens của bên thứ 3 sản xuất thì tính năng lấy nét tự động cũng khá mượt mà, chỉ có một số ít tấm là bị out nét khi di chuyển nhanh:

Có thể lấy nét vào khuôn mặt khá nhanh sau khi out. Nguồn: Lag.vn.
Có thể lấy nét vào khuôn mặt khá nhanh sau khi out. Nguồn: Lag.vn.
Có thể lấy nét vào khuôn mặt khá nhanh sau khi out. Nguồn: Lag.vn.

Có thể lấy nét vào khuôn mặt khá nhanh sau khi out. Nguồn: Lag.vn.
Có thể lấy nét vào khuôn mặt khá nhanh sau khi out. Nguồn: Lag.vn.
Có thể lấy nét vào khuôn mặt khá nhanh sau khi out. Nguồn: Lag.vn.
Có thể lấy nét vào khuôn mặt khá nhanh sau khi out. Nguồn: Lag.vn.

Thật tuyệt khi bạn có thể tận dụng mọi thứ trên EOS RP mà không nhất thiết phải sử dụng các ống kính ngàm RF đắt đỏ. Điều này đặc biệt hữu ích với những bạn nâng cấp từ máy crop lên EOS RP. Dù không được mượt mà như lens RF hay EF full frame + ngàm chuyển nhưng bấy nhiêu cũng là đủ đối với đối tượng mà EOS RP hướng đến.

Linh hoạt chính là điểm mạnh của EOS RP. Nguồn: Lag.vn.
Linh hoạt chính là điểm mạnh của EOS RP. Nguồn: Lag.vn.

4. Test ISO

Dải ISO của EOS RP từ 100-40000 để giúp máy có thể xử lý tốt trong điều kiện thiếu sáng. Sau đây là loạt ảnh chụp ở các bước ISO từ 100 đến 40000 để các bạn đánh giá:

EOS RP + EF 24-70mm f/2.8L II USM ISO 100. Nguồn: Lag.vn
EOS RP + EF 24-70mm f/2.8L II USM ISO 100. Nguồn: Lag.vn

EOS RP + EF 24-70mm f/2.8L II USM ISO 1600. Nguồn: Lag.vn
EOS RP + EF 24-70mm f/2.8L II USM ISO 1600. Nguồn: Lag.vn

EOS RP + EF 24-70mm f/2.8L II USM ISO 2000. Nguồn: Lag.vn
EOS RP + EF 24-70mm f/2.8L II USM ISO 2000. Nguồn: Lag.vn

EOS RP + EF 24-70mm f/2.8L II USM ISO 3200. Nguồn: Lag.vn
EOS RP + EF 24-70mm f/2.8L II USM ISO 3200. Nguồn: Lag.vn

EOS RP + EF 24-70mm f/2.8L II USM ISO 6400. Nguồn: Lag.vn
EOS RP + EF 24-70mm f/2.8L II USM ISO 6400. Nguồn: Lag.vn

EOS RP + EF 24-70mm f/2.8L II USM ISO 10000. Nguồn: Lag.vn
EOS RP + EF 24-70mm f/2.8L II USM ISO 10000. Nguồn: Lag.vn

EOS RP + EF 24-70mm f/2.8L II USM ISO 12800. Nguồn: Lag.vn
EOS RP + EF 24-70mm f/2.8L II USM ISO 12800. Nguồn: Lag.vn

EOS RP + EF 24-70mm f/2.8L II USM ISO 20000. Nguồn: Lag.vn
EOS RP + EF 24-70mm f/2.8L II USM ISO 20000. Nguồn: Lag.vn

Đánh giá Canon EOS RP: Chất lượng ảnh, lấy nét tự động, ISO, ngàm chuyển và lens EF 28
EOS RP + EF 24-70mm f/2.8L II USM ISO 40000. Nguồn: Lag.vn

Có thể thấy được mức ISO khả dụng của EOS RP sẽ từ 6400 trở xuống. Ở mức nhạy sáng này ảnh vẫn khá tốt, nhiễu hạt gần như rất ít, kể cả ở những vùng tối. Chất lượng ảnh đủ để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Bạn có thể dùng EOS RP để chụp dường phố ban đêm rất OK nhé! Ở mức ISO từ 6400 đến 10000 hay 12800 trở lên ảnh nhiễu hạt thấy rõ nhưng vẫn chấp nhận được nếu chỉ đăng lên mạng xã hội. Các mức ISO cao hơn chắc chỉ để cho vui, không nên dùng vào mục đích thương mại. Các bài đánh giá chi tiết hơn sẽ có kết quả sau, các bạn đợi nhé!

Xin cảm ơn của hàng Phú Quang KTS đã giúp đỡ chúng tôi thực hiện bài viết này. Tìm hiểu thêm về các sản phẩm được bày bán tại của hàng qua địa chỉ https://phuquangkts.vn.

Ảnh: Đoàn Dũng

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Lên đầu trang