Nhật Bản sẵn sàng cho cuộc cạnh tranh mạng Internet 5G, xem được cả video 8K

Hai công ty Docomo của Nhật Bản và KDDI đang đặt hy vọng vào khả năng truyền phát video có độ phân giải 8K.

Các công ty viễn thông toàn cầu vẫn đang không ngừng nỗ lực triển khai công nghệ mạng không dây thế hệ thứ năm từ nay cho đến vài năm tiếp theo. Mạng di động tốc độ cực cao sẽ đem đến nhiều khả năng mới cho các thiết bị di động, chẳng hạn như tải video có độ phân giải cực cao lên tới 8K.

Vào ngày 22-5 vừa qua, NTTT Docomo của Nhật Bản đã tổ chức một buổi trình diễn 5G tại Tokyo Skytree, cùng với nhà điều hành tháp của tòa tháp này, công ty Tobu Railway. “Chúng tôi sẽ dẫn đầu thế giới với công nghệ 5G của mình", Kazuhiro Yoshizawa, chủ tịch hãng cung cấp dịch vụ truyền thông di động đã tuyên bố như vậy vào ngay ngày hôm sau".

 


Các công ty viễn thông toàn cầu vẫn đang không ngừng nỗ lực triển khai công nghệ mạng không dây thế hệ thứ năm.

Các công ty viễn thông toàn cầu vẫn đang không ngừng nỗ lực triển khai công nghệ mạng không dây thế hệ thứ năm.

Trong suốt buổi trình diễn đó, một màn hình được đặt trên tầng trệt của toà tháp đã chiếu một hình ảnh trực tiếp, được truyền bằng mạng không dây từ một camera có độ phân giải 8K trên đài quan sát cao 350m của toàn tháp.

Video 8K được phát lần này có độ phân giải cao gấp 16 lần so với định dạng video full HD. Chúng ghi lại những chuyển động và màu sắc với độ sắc nét và chính xác đến mức thật khó để phân biệt những hình ảnh này so với xem trực tiếp ngoài đời thực.

Do yêu cầu tốc độ băng thông cao nên các mạng di động 4G hiện nay không thể xử lý video 8K. Tuy nhiên, mạng 5G sắp ra mắt có tốc độ cao gấp 20 lần và hoàn toàn có đủ khả năng truyền tải video 8K.

KDDI, một nhà cung cấp mạng di động lớn của Nhật Bản cũng trình diễn thành công công nghệ mạng 5G. Họ truyền tải video từ một camera 8K đặt trên chiếc ô tô đang chuyển động đến một màn hình 8K đặt ở một địa điểm khác.

Trước khi thử nghiệm, nhiều chuyên gia tin rằng, việc sử dụng mạng 5G để truyền dẫn hình ảnh chất lượng 8K từ một thiết bị đang di chuyển là việc rất khó. Thành công của màn trình diễn lần này và của hãng Docomo trước đó là một bước đi lớn nhằm thương mại hoá các công nghệ thế hệ tiếp theo dành cho điện thoại thông minh và các thiết bị di động khác.

Tầm cao mới

Các công ty viễn thông và truyền thông đều được phân bổ băng tần vô tuyến cho các dịch vụ của họ. Các tần số trên dải gigahertz phải đảm bảo tốc độ đường truyền ổn định và một thời gian dài trước đây, các nhà khai thác luôn chạy đua để đạt được băng thông thích hợp. Nhiều nhà khai thác mạng di động Nhật Bản sử dụng mạng 4G LTE (Long-term Evolution) chủ yếu được đặt ở băng tần 3.5GHz.

Mạng 5G được kỳ vọng sẽ sử dụng tần số lên đến 100 GHz, mở ra thời kỳ mới cho các nhà phát thanh và công ty viễn thông.

Công ty Docomo và các nhà cung cấp dịch vụ di động khác trên toàn cầu đang thúc đẩy dải băng tần 28GHz dành cho mạng 5G. Ở tần số 28GHz, sóng vô tuyến dao động 28 tỷ lần/giây, truyền tải dữ liệu nhanh gấp 20 đến 50 lần so với băng tần đang sử dụng hiện nay

Tổ chức 3GPP (3rd Generation Partnership Project) là một cơ quan quốc tế có nhiệm vụ phát triển các tiêu chuẩn về viễn thông. Tháng 9 năm 2015, cơ quan này bắt đầu làm việc với nhiều người chơi toàn cầu về các tiêu chuẩn của mạng 5G. Vào tháng 3 vừa qua, hơn 40 công ty viễn thông như AT&T, một nhà mạng lớn ở Mỹ và hãng sản xuất chip Qualcomm (Mỹ), đã nhất trí rời ngày công bố thiết lập các tiêu chuẩn sang cuối năm nay, chậm hơn 6 tháng so với kế hoạch trước đó.

Giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh

Nhưng các nhà mạng trên toàn cầu lại quan ngại trước phản ứng của Verizon Communications. Công ty viễn thông lớn nhất của Mỹ này tuyên bố sẽ bắt đầu cung cấp dịch vụ mạng 5G vào đầu năm 2018 khi họ đang nỗ lực đi trước các đối thủ khác một bước. Có lẽ công ty này sẽ xây dựng các trạm phát sóng dựa trên chính công nghệ của họ trước khi các tiêu chuẩn công nghiệp chung được hoàn thành, làm tăng nguy cơ của một thị trường rời rạc.

Nhiều nhà mạng tại thị trường Nhật Bản có thể cũng sẽ đau đầu vì điều này. Tập đoàn SoftBank đề ra mục tiêu bắt đầu cung cấp mạng 5G vào năm 2019 trước Docomo và KDDI (cả hai công ty này sẽ triển khai dịch vụ mạng 5G vào năm 2020).

“Chúng tôi sẽ được thử nghiệm khả năng thực tế của hệ thống mạng 5G của mình sau khi các quy chuẩn được thiết lập,”, một nhân viên KDDI nói. Sự chuyển đổi từ công nghệ hiện tại sang thế hệ tiếp theo đòi hỏi các nhà khai thác viễn thông phải chi nhiều ngân sách. Những sai lầm chiến lược có thể đặt toàn bộ doanh nghiệp vào rủi ro. Đặc biệt là các nhà khai thác sẽ phải đầu tư khá lớn vào thiết bị mới với mạng 5G.

Các nhà cung cấp mạng sẽ phải thận trọng trước khi đưa ra quyết định sẽ áp dụng dịch vụ 5G ở nơi nào trước, và giá cước dịch vụ sẽ ra sao. Hãng nào thành công sẽ giảm thiểu rủi ro khi đầu tư lớn vào hệ thống này và có thể cung cấp cho người dùng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Theo Genk

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Hãng Netflix Và Kế Hoạch Đưa Nhiều Phim Trên Nền Tảng Phát Trực Tuyến Ra Rạp

Hãng Netflix Và Kế Hoạch Đưa Nhiều Phim Trên Nền Tảng Phát Trực Tuyến Ra Rạp

Nguyễn Võ Bảo Phương

Netflix - nền tảng phát trực tuyến hàng đầu thế giới, đang từng bước thử nghiệm đưa các bộ phim của mình lên màn ảnh rộng, mở ra cơ hội mới cho các tựa phim độc quyền. Gần đây, thỏa thuận hợp tác giữa Netflix và IMAX đã được công bố là bước đầu trong chiến lược này. Cùng xem nhé!

Phim Ảnh
Lên đầu trang