Bạn có biết - Chim cánh cụt hoàng đế đi nặng ra khí bóng cười

Một trong những nhiệm vụ chính của các nhà khoa học tại Nam Cực, đó là nghiên cứu về chim cánh cụt. Họ phải nghiên cứu về mọi thứ, từ dân số, phân bổ quần thể, cho đến cả... phân của chúng nữa. Và mới đây, theo một nghiên cứu do các chuyên gia từ Đan Mạch công bố, giới khoa học tại Nam Cực đang có những phản ứng hết sức kỳ lạ.

Cụ thể, giáo sư Bo Elberling từ ĐH Copenhagen - tác giả của nghiên cứu - cho biết nhiều nhà khoa học đang tìm hiểu loài chim cánh cụt vua (king penguin) tại Nam Cực trong quá trình làm việc bỗng nhiên... bật cười nắc nẻ, mắt mũi lơ đãng, lờ đờ, thiếu tập trung. Phản ứng kỳ lạ ấy buộc các đồng nghiệp phải điều tra, và cuối cùng rút ra một sự thật: họ đã hít phải quá nhiều... phân của chúng.

Hít phải quá nhiều... phân chim cánh cụt, giới khoa học Nam Cực đang có phản ứng rất lạ và lý do phía sau khiến ai cũng phải bật cười - Ảnh 1.

Nhưng phân của chim cánh cụt thì có gì mà lại gây phản ứng lạ đến vậy? Giáo sư Elberling cho biết, hóa ra bên trong phân của loài chim cánh cụt này có chứa hàm lượng khí nitrous oxide (N2O) rất lớn. Dành cho những ai chưa biết, N2O còn được gọi là "khí cười" - cũng chính là loại khí trong những trái bóng cười thường thấy ở nhiều nơi trên thế giới.

"Chim cánh cụt khi "đi cầu" đã thải kèm một lượng lớn khí nitrous oxide quanh lãnh thổ của chúng," - Elberling chia sẻ.

"Một số nhà nghiên cứu bỗng nhiên bật cười ngớ ngẩn khi đang làm việc tại những khu vực có quá nhiều phân chim."

"Sau khi làm việc một vài giờ, phản ứng bật cười ấy xuất hiện. Một người khác cảm thấy mệt mỏi, đau đầu."

Bên cạnh hiệu ứng "gây cười", cần biết rằng N2O là khí gây ô nhiễm môi trường lớn gấp 300 lần so với CO2. Nguyên nhân khiến chim cánh cụt tạo ra một lượng lớn khí này được cho là vì chế độ ăn của chúng - bao gồm rất nhiều cá và nhuyễn thể, có chứa hàm lượng nitrogen (ni-tơ) cao.

Hít phải quá nhiều... phân chim cánh cụt, giới khoa học Nam Cực đang có phản ứng rất lạ và lý do phía sau khiến ai cũng phải bật cười - Ảnh 2.

Nitơ được giải phóng từ phân của chim cánh cụt vào mặt đất và vi khuẩn đất sau đó chuyển đổi nó thành nitơ oxit, một loại khí mà giới trẻ Việt Nam hay hút lấy hút để trước khi bị cấm

"Dù lượng N2O thải ra không đủ để gây ảnh hưởng đến tổng thể Trái đất, nhưng nghiên cứu của chúng tôi mang đến hiểu biết mới về sự ảnh hưởng của một quần thể chim cánh cụt đối với môi trường xung quanh chúng. Điều này đặc biệt thú vị, nếu xét đến chuyện các lãnh thổ của chim cánh cụt đang ngày càng mở rộng hơn."

 

Nguồn: Science Alert

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Lên đầu trang