Trích đoạn Trạng Tí gây hoang mang vì để trẻ đứng trên miệng giếng, lấy nước đục đổ vào nước trong

Vừa mới đây 1 trích đoạn mới của phim Trạng Tí mô phỏng lại tích pháp sư gọi bưởi trong truyện Trạng Tí nhưng lại có những điều chỉnh hết sức không hợp lý để lại nhiều khúc mắc cho khán giả.

Theo đó như trong truyện thì nhóm trẻ đang chơi đá bóng bưởi thì trái bóng đã rơi vào miệng giếng ( thay vì 1 cái hố sâu như trong truyện) và Cả Mẹo đã thách thức trạng Tí làm sao để múc trái banh bưởi đó lên.

Trích đoạn Trạng Tí gây hoang mang vì để trẻ đứng trên miệng giếng, lấy nước đục đổ vào nước trong - Ảnh 2.

Tí bị Cả Mẹo thách thức, lấy quả bóng dưới giếng lên

Trích đoạn Trạng Tí gây hoang mang vì để trẻ đứng trên miệng giếng, lấy nước đục đổ vào nước trong - Ảnh 3.

Trích đoạn Trạng Tí gây hoang mang vì để trẻ đứng trên miệng giếng, lấy nước đục đổ vào nước trong - Ảnh 4.

Quả bóng rơi vào giếng nước

Trích đoạn Trạng Tí gây hoang mang vì để trẻ đứng trên miệng giếng, lấy nước đục đổ vào nước trong - Ảnh 5.

Thế là Tí nghĩ ra cách múc nước ao/sông đổ vào giếng

Trích đoạn Trạng Tí gây hoang mang vì để trẻ đứng trên miệng giếng, lấy nước đục đổ vào nước trong - Ảnh 6.

Trích đoạn Trạng Tí gây hoang mang vì để trẻ đứng trên miệng giếng, lấy nước đục đổ vào nước trong - Ảnh 7.

Khi nước đầy thì chỉ việc vớt bưởi ra là xong

Tuy nhiên, cách làm của Trạng Tí trong phim lại vô cùng khó hiểu khi mà lại dùng nước ruộng vốn dùng để trồng cây lúa đổ vào nước giếng ngầm vốn dùng để sinh hoạt cho người dân xung quanh. Đây là điều vô cùng không hợp lý hay muốn nói là phá hoại nước sinh hoạt của mọi người dân.

Bên cạnh đó, Trạng TÍ trong truyện thì cùng với mọi người làm thì trong phim Trạng TÍ lại trong vai trò chỉ việc cho người khác chứ không động tay động chân gì cả, còn đứng lên miệng giếng khá nguy hiểm.

Ngoài ra, chi tiết đổ đầy nước giếng là hoàn toàn không khả thi vì đây là mạch nước ngầm và nước giếng chỉ lên xuống dựa theo mực nước ngầm, do đó việc đổ nước để cho đầy phải tiêu tốn khá nhiều nước chứ không đơn thuần là đổ mấy gào nước vào là đầy.

Lý do trong truyện phải dùng kế đổ nước đầy hố cho bưởi nổi lên là vì miệng hố rất nhỏ không có thể dùng gáo dừa hay đồ gì để kéo lên được. Còn trong phim, miệng giếng rất rộng thì chúng ta đơn thuần chỉ là lấy thùng nước kéo xuống để múc trái bưởi lên thôi chứ không cần phải đổ nước chi cho nó vừa mất công tốn sức.

Trích đoạn Trạng Tí gây hoang mang vì để trẻ đứng trên miệng giếng, lấy nước đục đổ vào nước trong 7

Cái giếng bự như này thì cứ lấy thùng nước múc lên là được

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Lên đầu trang