Nguồn gốc những con tàu trong One Piece live-action

Khi nói về One Piece, thế giới của những băng hải tặc hùng mạnh không thể thiếu những con tàu, được coi biểu tượng của băng. Cùng xem bài viết dưới đây để xem các con tàu hoành tráng trong bản live-action có nguồn gốc từ đâu nhé!

Đôi điều về One Piece live-action

Nguồn gốc những con tàu trong One Piece live-action

One Piece phiên bản người thật đóng đã trở thành cơn sốt kể từ khi phim được phát sóng trên Netflix vào ngày 31 tháng 8 vừa qua và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Phim hiện đang đứng top 1 về số lượt xem trên ứng dụng này tại hơn 84 Quốc gia và Vùng lãnh thổ. 

Câu chuyện về thiếu niên Monkey D. Luffy trên hành trình tuyển thành viên vào băng do cậu làm thuyền trưởng và tìm kiếm con tàu hải tặc thuộc về họ. Với chiếc mũ được chú Shank tóc đỏ gửi gắm, người đã truyền ý tưởng về cuộc đời tự do của 1 hải tặc đến cậu, cả nhóm lấy tên là băng Mũ Rơm và lên đường ra khơi tìm kiếm kho báu One Piece.

Nguồn gốc những con tàu trong One Piece live-action 2

Trước sự thành công của One Piece live-action mùa 1, người hâm mộ vô cùng mong chờ phần 2  sẽ được thực hiện với sự xuất hiện của nhiều nhân vật được yêu thích trong anime. Dù chưa có thông tin chính thức cho mùa 2 của tác phẩm chuyển thể nổi tiếng này, xong những tiết lộ ở cuối tập 8 cho thấy khả năng sẽ có phần tiếp theo là rất cao. Nhiều dự đoán cho rằng nó sẽ được ra mắt sớm nhất vào năm 2025 hoặc 2026.

Xem thêm: So sánh One Piece live-action và anime: Xem One Piece live-action ở đâu?

Đâu là nguồn gốc của những con tàu xuất hiện trong phim

Nguồn gốc những con tàu trong One Piece live-action 3

Trao đổi với ComingSoon, đạo diễn Jobst cho biết một số chiếc thuyền trong One Piece được lấy từ bộ phim Black Sails và được sơn sửa lại để phù hợp. Ông còn chia sẻ thêm rằng 1 trong số những chiếc thuyền được “tài trợ” phải được sơn màu hồng sáng để phục vụ cho phân cảnh trong tập đầu tiên, con tàu có hình trái tim của “Iron Mace” Alvida.

“Và trong One Piece, những con tàu cướp biển này… chúng tôi phải sơn một con tàu cướp biển màu hồng vì đó là con tàu cướp biển của Alvida, màu hồng có hình trái tim. Vì vậy, điều buồn cười nhất là chính con tàu mà chúng tôi đã quay phim Black Sail giờ lại sơn màu hồng với những trái tim màu hồng trên đó. Vì vậy, đó là một sự đối lập điên rồ. Nhưng tất nhiên là tôi biết cách vận hành con tàu. Tôi đã quay những con tàu trước khi biết cách đặt phông xanh xung quanh nó.”  Jobst nói.

Và trong 1 cuộc phỏng vấn với kênh YouTube Tekking 101, nhà quay phim Hirsch Whitaker  cũng tiết lộ điều tương tự. Cô thoải mái khi thừa nhận việc tái chế các tàu cướp biển của 1 dự án khác về dùng và cho biết ngoài điều đó, One Piece live-action có nhiều bối cảnh được thiết kế riêng khác. Cụ thể, đó là địa điểm quê hương của Luffy, Làng Cối Xay Gió,...

Nguồn gốc những con tàu trong One Piece live-action 4

Thêm 1 bật mí khác đến từ  Hirsch Whitaker: 

 "Nhà thiết kế sản xuất đã tái sử dụng những con tàu này và về cơ bản một trong những lý do chúng tôi đến Nam Phi [để quay phim] là vì điều đó.”

Cô cũng xác nhận không có cảnh đi biển nào trong One Piece được quay dưới biển mà thay vào đó nó được quay trong 3 chiếc xe tăng lớn đặt ở trường quay.

Trước dự án chuyển thể 1 trong những anime nổi tiếng nhất hiện nay là điều không dễ dàng để làm hài lòng nhiều khán giả đã là fan hâm mộ của One Piece từ lâu. Tuy nhiên, thành công của trong mùa đầu tiên của phim là sự khen thưởng lớn đối với ê kíp sản xuất. Dù được tận dụng và lấy từ đâu thì những con tàu trong bản live-action cũng cho thấy mục tiêu bám sát hình ảnh nguyên tác của hãng đã thành công. Còn các mọt phim nghĩ sao về câu chuyện trên? Bình luận bên dưới để cùng nhau trao đổi nhé! 

Xem thêm: Khi nào có One Piece live-action season 2: Spoiler nội dung phần tiếp theo!

Bài viết đọc nhiều nhất

Lên đầu trang