Nghiên cứu Nhật Bản cho thấy rất nhiều người hiểu sai nghĩa từ OTAKU!

Tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác, otaku là từ thường được dùng để gọi những người cuồng manga, anime. Thế nhưng, qua một nghiên cứu tại Nhật bản thì điều này sai hoàn toàn! Ý nghĩa thật sự của "otaku" là đây!

Otaku theo cách hiểu của nhiều người

otaku

Trong cuộc sống thực tế, otaku là từ lóng thường được mọi người sử dụng để gọi những cá nhân có niềm đam mê mãnh liệt với manga, anime Nhật Bản. Trong nhiều trường hợp, đây còn là từ được sử dụng để "miệt thị" một đối tượng. Nhìn chung, từ "otaku" bị định nghĩa là một từ mang nghĩ tiêu cực, dùng cho các đối tượng "tiêu cực" với mục đích cũng tiêu cực.

Thế nhưng, ý nghĩa thật sự của từ này thì không như vậy.

Xem thêm: Figure từ bình thường đến 18+ đều được xem là 'tác phẩm điêu khắc' tại Nhật Bản!

Ý nghĩa thật sự của OTAKU

otaku là gì

Tại Nhật Bản, nơi sản sinh ra từ "otaku" thì otaku dùng để gọi những người cực kỳ yêu thích một điều gì đó. Từ Otaku thường sẽ không đi một mình mà sẽ đi với điều mà người ấy yêu thích. Chẳng hạn, bạn gặp một fan cuồng bóng đá, bạn có thể gọi họ là "football otaku". Bạn gặp những fan cuồng idol, bạn có thể gọi họ là "Idol Otaku". Đạo diễn huyền thoại Miyazaki Hayao cũng từng nhận mình là "car otaku" vì ông quá đam mê với xe hơi.

Có thể thấy rằng, otaku vốn không phải là một từ mang ý nghĩa xấu, vậy tại sao nó lại bị sử dụng một cách tiêu cực?

Lý do đầu tiên có thể kể đến là do tên "sát nhân Otaku" Miyazaki Tsutomu. Vào năm 1989, Tsutomu bị bắt giữ với tội danh giết người, xâm hại tình dục trẻ em, ăn thịt người, giao cấu với xác chết. Tại nhà riêng của hắn, cảnh sát phát hiện rất nhiều băng đĩa anime đồi trụy. Sự điên loạn của gã đàn ông này đã khiến toàn Nhật Bản rúng động. Các suy nghĩ "kỳ thị" người yêu manga, anime cũng dần hình thành và lan rộng ra ngoài biên giới Nhật Bản.

Sang đến thế kỷ 21 thì điều này dần biến mất tại Nhật Bản. Tuy nhiên, ở các quốc gia khác thì otaku vẫn bị sử dụng với ý nghĩa tiêu cực bởi định kiến xã hội có vẻ khá "xem thường" những người xem phim hoạt hình - thậm chí là xem thường chính các tựa phim. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia như thế khi rất nhiều trường hợp bị công kích là "otaku, wibu rách" khi để lộ sở thích xem anime.

Nghiên cứu Nhật Bản cho thấy rất nhiều người hiểu sai về Otaku

anime otaku

Trên lý thuyết là thế, cơ mà thực tế thì sao? Xã hội có những nhóm Otaku nào? Mới đây, viện nghiên cứu Yano tại Nhật Bản đã tiến hành tính toán và cho ra kết quả TOP những "cộng đồng otaku" đông đảo nhất. Kết quả là Anime Otaku chiếm TOP 1 với 6,85 triệu người, Manga Otaku chiếm 6,48 triệu người, Game Otaku chiếm 4,54 triệu người và Idol Otaku chiếm 3,61 triệu người. Qua phân tích này, có thể thấy rằng otaku yêu manga, anime chiếm con số rất đông NHƯNG không có nghĩa mọi otaku đều phát cuồng vì truyện tranh và hoạt hình như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Ngôn ngữ là do con người tạo ra và cũng sẽ bị biến đổi bởi chính con người. Khi mà trong chúng ta số người sử dụng sai đông hơn số người sử dụng đúng thì nghĩa của từ "otaku" sẽ dần bị thay đổi. Để một từ mang ý nghĩa tích cực không bị biến tướng thành từ có ý nghĩa xúc phạm, hãy tìm hiểu kỹ và cùng nhau truyền tải sự đúng đắn với Lag nhé.

xem thêm: 5 kiểu fan anime đông đảo nhất trên thế giới: Bị ghét nhất là kiểu wibu số 3!

Tham gia cộng đồng fan anime manga và cập nhật những thông tin nóng hổi tại đây:

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Lên đầu trang