Anime Nhật Bản: hé lộ sự thật gây sốc về ngành công nghiệp hoạt hình hiện nay...

Công việc áp lực, deadline dồn dập, tiền lương ít ỏi,... đó chỉ là một phần trong những khó khăn mà một người làm hoạt hình phải đối mặt. Để theo đuổi công việc này, họ còn phải vượt qua muôn vàn "mặt tối" sau nữa cơ.

Thực trạng ngành công nghiệp anime hiện nay

anime nhật bản

Ngành công nghiệp anime đã và đang phát triển rất mạnh mẽ tại đất nước Nhật Bản. Số lượng anime ra mắt hàng năm có thể lên đến con số 200 và thu về khoảng lợi nhuận hơn 2,7 tỷ yên. Sự đón nhận của khán giả toàn cầu cùng sự xuất hiện của các nền tảng xem phim mới đang tạo ra rất nhiều cơ hội cho anime, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sự phát triển của ngành công nghiệp này.

Tuy nhiên, tất cả những điều ấy chỉ là phần nổi của tảng băng chìm mà thôi. Để có thể cho ra đời những tác phẩm hoạt hình chất lượng, đội ngũ làm phim đã phải đánh đổi rất nhiều mồ hôi và nước mắt. Áp lực công việc đè lên họ là rất lớn, nhất là với những người trẻ mới chập chứng vào nghề.

Mới đây, trang web News.Livedoor.com của Nhật Bản đã làm một cuộc khảo sát nhỏ về ngành làm phim hoạt hình. Theo các số liệu ghi nhận được, ngành sản xuất anime đang đối mặt với một vấn đề lớn là nhân sự của họ đang bị già đi và chưa có sự thay thế của lớp trẻ.

Tại sao điều này lại xảy ra?

anime making

Nguyên nhân đầu tiên đến từ mức lương có phần "tệ" của ngành làm phim. Làm phim hoạt hình là một công việc rất tốn kém, nhưng nó không có nghĩa là những người làm phim sẽ có thu nhập phù hợp. Nhiều năm trở lại đây, vấn đề tiền lương của những người làm phim đã luôn được đem ra bàn tán. Đa số người làm hoạt hình không được trả mức lương tương xứng với công sức họ bỏ ra. Vấn đề này xảy ra với cả các animator cho đếnbiên kịch, đạo diễn, giám đốc sản xuất.

Môi trường làm việc là lý do thứ 2 dẫn đến việc thiếu hụt nhân sự. Đa số các anime hiện tại là anime theo mùa, kéo dài khoảng 12 tập. Để hoàn thành chúng đúng hạn, nhân sự làm phim thường xuyên phải làm ngoài giờ, đôi khi là cắm đầu vào công việc từ tháng này qua tháng khác mà không có thời gian nghỉ. Đã làm nhiều hơn người khác mà lương lại thấp hơn người khác thì cũng dễ hiểu tại sao không nhiều người muốn theo nghề làm phim.

Lý do cuối cùng cho việc thiếu hụt nhân sự là do các nhân sự trẻ đang thiếu hụt kỹ năng và kiến thức trầm trọng. Lớp nhân sự trẻ vẫn đang quá "non" để có thể bước vào một dự án hoạt hình, nơi mà họ phải liên tục làm việc mà không có nhiều thời gian để mò mẫm. Sẽ cần thêm một thời gian nữa để đào tạo lớp nhân sự mới trước khi họ có thể chính thức làm phim. Tuy nhiên, thu nhập của các nhân sự mới khi ấy sẽ không được đảm bảo, vậy nên không thể chắc rằng họ có đủ sức để đeo bám đến lúc được làm phim hay không.

Chia sẻ thực tế của người làm anime tại Nhật Bản

anime nhật bản

Yamato Naomichi, một nhà làm phim hoạt hình lâu năm, chia sẻ như sau:

Mất ít nhất 2 năm để tạo ra một anime 12 tập. Tất nhiên không thể dành tất cả thời gian để chỉ làm một phim, nhưng lượng công việc của tôi cũng thường biến động lắm. Sau khi công việc đã ổn định và anime lên lịch phát sóng, tôi sẽ có nhiều thời gain hơn để ngủ đủ giấc. Cho đến khi anime sắp phát sóng thì các cuộc họp trao đổi sẽ tăng lên. Khi tôi trở thành đạo diễn hoạt hình thì một cuộc họp có thể kéo dài vài giờ, đôi khi là tận 9 giờ đồng hồ để chốt phương án.

Khi anime đã lên sóng thì mọi thứ như đại dịch vậy. Tùy vào tiến độ mà bạn sẽ trong tình trạng ngồi ở bàn làm việc (hoặc đi họp) mọi lúc, trừ vài giờ để chợp mắt. Làm phim là công việc liên quan đến một đội nhóm nên có nhiều lúc chúng tôi phải đợi ai đó làm việc. Tôi cứ thế tranh thủ làm hết việc này đến việc khác, cứ như đang chiến đấu trong một cuộc chiến bất tận vậy.

Đến khi anime lên sóng xong thì... bạn tiếp tục được giao một dự án khác - và thế là mọi thứ cứ thế lặp đi lặp lại.

Cúng theo lời Yamato Naomichi, nhân sự anime hiện tại có khá nhiều người từ 25 - 30 tuổi nhưng những đóng góp của họ vẫn khá hạn chế. Khi các lớp tiền bối rời việc thì chính Yamato cũng lo lắng về việc còn bao nhiêu người có thể cáng đáng công việc.

Phần thu nhập cũng đã có nhiều thay đổi trong vài năm trở lại đây do tác động của các tổ chức hỗ trợ người làm phim. Tuy nhiên, chúng cũng không thật sự quá nhiều. Mức lương sẽ phụ thuộc vào kỹ năng của mỗi người và mức cao nhất đang là khoảng 250,000 yên/tháng (tất nhiên, chỉ những người rất giỏi mới đạt được mức này).

Người tạo nên Gundam: Hoạt hình Trung Quốc đang vượt mặt Nhật Bản!

Sự khó khăn của những người làm anime trẻ

ngành công nghiệp anime

Cách tính thu nhập trên đang được áp dụng khá rộng rãi và nó vô tình trở thành "rào cản" của những người làm phim hoạt hình trẻ tuổi. Vì kinh nghiệm và kỹ năng chưa cao, họ khó có được mức lương mong muốn.

Theo khảo sát của Bộ Y Tế, Lao Động Và Phúc Lợi Nhật Bản, mức lương trung bình của các sinh viên mới tốt nghiệp là khoảng 226,000 - 255,600 yên/tháng. Trong khi đó, nhiều người làm hoạt hình trẻ tuổi chỉ kiếm được đâu đó 50,000 yên thông qua các công việc bán thời gian. Mức thu nhâp này gần như không thể đủ để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cơ bản tại Nhật. Nhiều người cho biết họ đang đang cố gắng bấu víu với nghề vì đam mê chứ thu nhập thì có khi còn phải nhờ đến sự hỗ trợ của bố mẹ.

Không đủ kỹ năng để trở thành nhân viên chính thức trong một dự án, làm bán thời gian kiếm tiền thì lại không thể nâng cao kỹ năng, những tân binh ngành làm phim hoạt hình đang rơi vào tình thế cực kỳ nan giải. Hiện tại, các tổ chức tại Nhật Bản đang cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề này để đảm bảo công việc cho những người mới cũng như ngăn chặn ngành công nghiệp anime rơi vào cảnh không có người làm trong tương lai. Mong rằng những sự can thiệp hợp hợp sẽ sớm được triển khai để "giải cứu" những người làm phim hoạt hình.

Xem thêm: Các studio anime Nhật Bản trả lương bao nhiêu cho nhân viên của mình?

Tham gia cộng đồng fan anime manga và cập nhật những thông tin nóng hổi tại đây:

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Lên đầu trang