Tổng hợp những món đồ về game siêu độc chỉ có tại Nhật Bản

Quận Akihabara ở Tokyo, nơi được biết đến là một trung tâm văn hóa otaku và bày bắn hàng hóa liên quan đến video game, anime, manga... và bạn sẽ có thể phải tiêu rất nhiều tiền tại đây

Bạn rất có thể sẽ "thổi" bay một số tiền lớn ở quận Akihabara ở Tokyo, nơi được biết đến là một trung tâm văn hóa otaku và bày bắn hàng hóa liên quan đến video game, anime, manga... Đặc biệt, nơi đây còn có những món đồ liên quan đến game cực kỳ "hiếm có khó tìm" và cái giá cho chúng cũng không hề rẻ.

Dừng chân ở cửa hàng có tên Super Potato, đây là phiên bản "Tournament Special" của băng game Kunio-Kun’s Dodgeball dành cho máy chơi game Super Famicom (SNES). Không chỉ bởi nó sở hữu lớp vỏ màu vàng, mà còn bởi nó đã được chỉnh sửa lại từ phiên bản trước, vì vậy nên chiếc băng "hiếm" này có giá lên tới 98.000 yen (khoảng 21,5 triệu đồng).


Băng game Kunio-Kun’s Dodgeball dành cho máy chơi game Super Famicom (SNES) có giá khoảng 21,5 triệu đồng.

Băng game Kunio-Kun’s Dodgeball dành cho máy chơi game Super Famicom (SNES) có giá khoảng 21,5 triệu đồng.

Khám phá xung quanh của Akihabara, bạn sẽ tìm thấy bộ ba trò chơi dành cho máy Super Famicom tại cửa hàng Mandarake Galaxy, chúng có giá lên tới cả ngàn đô la. Rendering Ranger R2 - 240.000 yen (50 triệu đồng), Magical Pop'n - 140.000 (27 triệu đồng), và Iron Commando - 120.000 yen (22 triệu đồng).


Bộ ba game dành cho Super Famicom là Rendering Ranger R2 - Magical Popn - Iron Commando

Bộ ba game dành cho Super Famicom là Rendering Ranger R2 - Magical Pop'n - Iron Commando

Cũng ở cửa hàng Mandarake Galaxy, bên trong tủ kính của họ là một bản sao của Game Freak, một tờ tạp chí dành cho những người mê game trong thập niên 80. Tên nghe quen quen? Đó là bởi nhà xuất bản của tờ tạp chí này sau đó đã chuyển sang phát triển studio với cùng tên gọi và đã tạo ra Pokemon. Điều này làm cho các tờ tạp chí ngày càng vắng bóng hơn... và ở đây, chỉ là một bản copy cũng có giá tới 7.000 yen (khoảng 1,5 triệu đồng).


Tạp chí Game Freak từng rất nổi tiếng trong những thập niên 80

Tạp chí Game Freak từng rất nổi tiếng trong những thập niên 80

Nơi đây cũng bán cả những tựa game hiếm nhất trên máy Virtual Boy - Virtual Lab được bày bán với giá lên tới 85.000 yen (khoảng 18 triệu đồng). Còn nữa, sẽ không phải khôn ngoan nếu bạn trả 75.000 yen cho bản copy của game Mario's Tennis phiên bản Mỹ, bởi ở Mỹ chúng chỉ có giá từ 100 - 200 USD.


Game Virtual Lab cực hiếm trên Virtual Boy có giá lên tới 18 triệu đồng

Game Virtual Lab cực hiếm trên Virtual Boy có giá lên tới 18 triệu đồng

Không chỉ bán băng game hiếm, bạn cũng có thể tìm thấy bản copy của CD nhạc game Mario Kart 64 ở đây. Giá của nó là 100.000 yen (khoảng 20 triệu đồng).


Đĩa nhạc game Mario Kart 64 có giá 20 triệu đồng

Đĩa nhạc game Mario Kart 64 có giá 20 triệu đồng

Nếu không thích đĩa nhạc game thì bạn có thể tự tạo ra âm nhạc cho riêng mình! Bạn có thể mua bản nhạc piano cho những game 16-bit như Super Mario World, Final Fantasy Mystic Quest, Bahamut Lagoon hay Romancing Sage 3. Chúng có giá từ 50 - 150 USD tùy theo độ hiếm.


Bản nhạc piano cho những game 16-bit như: Super Mario World, Final Fantasy Mystic Quest, Bahamut Lagoon , hay Romancing Sage 3

Bản nhạc piano cho những game 16-bit như: Super Mario World, Final Fantasy Mystic Quest, Bahamut Lagoon , hay Romancing Sage 3

Bản sao của game Mario’s Tennis phiên bản US đã là một dấu ấn đáng kể, nhưng tại cửa hàng Beep ở Akihabara, còn có cả bản sao của game Time Zone dành cho máy tính Apple II, một trong những trò chơi đầu tiên của nhà thiết kế Roberta Williams của King’s Quest. Đây thật sự là một thiên đường cho các game cổ điển chạy trên PC.

Thực tế, có rất nhiều phiên bản của Time Zone cũng như các game của Williams được bày bán tại đây, có nghĩa là otaku hoàn toàn có thể sở hữu cho mình một phiên bản. Còn đây là bản hiếm nhất và đắt nhất của game trong cửa hàng, có giá tới 100.000 yen.


Bản sao của game Time Zone dành cho máy tính Apple II có giá hơn 20 triệu đồng

Bản sao của game Time Zone dành cho máy tính Apple II có giá hơn 20 triệu đồng

Một trong những trò chơi đắt nhất ở quận Akihabara là bản sao của Galactic Wars 1, game đầu tiên được sản xuất bởi Falcom, là tiền đề của những series RPG sau này như Ys hay The Legend of Heroes. Các bạn có thể "xúc" về nếu bỏ ra 450.000 yen (gần 92 triệu đồng).


Nếu muốn sở hữu một bản sao của Galactic Wars 1, bạn sẽ phải bỏ ra 92 triệu đồng

Nếu muốn sở hữu một bản sao của Galactic Wars 1, bạn sẽ phải bỏ ra 92 triệu đồng

Tất nhiên, các game dành cho nền tảng Neo Geo cũng được bán với giá trên trời, đây là một trong số ít được bày bán ở cửa hàng Mandarake. Từ trái sang: Magical Drop III (140,000 yen), Metal Slug 2 (350,000 yen), và Rage of The Dragons (320,000). Chọn thêm bất cứ thứ gì bên cạnh chúng thì phiếu thanh toán của bạn cũng dễ dàng chạm đến con số 10.000 USD (gần 230 triệu đồng).


Một dàn game hiếm được bày bán ở cửa hàng Mandarake, nếu mua hết thì bạn sẽ phải trả ngót nghét 200 triệu đồng

Một dàn game hiếm được bày bán ở cửa hàng Mandarake, nếu mua hết thì bạn sẽ phải trả ngót nghét 200 triệu đồng

Nếu bạn là một fan hâm mộ cuồng nhiệt của tựa game Seaman, có lẽ bạn sẽ phải "bần thần" khi đứng trước máy chơi game Dreamcast phiên bản giới hạn Christmas Seaman có giá 75.000 yen tại cửa hàng Mandarake ở Akihabara.


Phiên bản đặc biệt Christmas Seaman của máy chơi game Dreamcast.

Phiên bản đặc biệt Christmas Seaman của máy chơi game Dreamcast.


Trò chơi Mario the Juggler, sản phẩm cuối cùng của Game & Watch. Chỉ là một bản copy thôi cũng có giá hơn 18 triệu đồng.

Trò chơi Mario the Juggler, sản phẩm cuối cùng của Game & Watch. Chỉ là một bản copy thôi cũng có giá hơn 18 triệu đồng.


Phiên bản đầu tiền của game Punch-Out cho máy Famicom, có giá hơn 11 triệu đồng. Bên phải là All Night Nippon Super Mario Bros cho Famicom Disk System, một phiên bản của Super Mario, có giá 27,5 triệu đồng.

Phiên bản đầu tiền của game Punch-Out cho máy Famicom, có giá hơn 11 triệu đồng. Bên phải là All Night Nippon Super Mario Bros cho Famicom Disk System, một phiên bản của Super Mario, có giá 27,5 triệu đồng.


Satellaview là thiết bị cho phép người dùng Super Famicom tải game thông qua kết nối vệ tinh. Tên từ trên xuống lần lượt là Koi wa Balance, Radical Dreamers, và Treasure Conflicts. Đồng giá 10 triệu đồng cho mỗi chiếc.

Satellaview là thiết bị cho phép người dùng Super Famicom tải game thông qua kết nối vệ tinh. Tên từ trên xuống lần lượt là Koi wa Balance, Radical Dreamers, và Treasure Conflicts. Đồng giá 10 triệu đồng cho mỗi chiếc.


Sonic Blast là một trò chơi khá phổ biến cho Game Gear ở Mỹ, nhưng đây là phiên bản của Nhật có tên G Sonic, có giá 8 triệu đồng. Còn bên cạnh là một game cực hiếm cho máy Sega SG - 1000, có tên Gulcave, có nó giá 11,5 triệu đồng.

Sonic Blast là một trò chơi khá phổ biến cho Game Gear ở Mỹ, nhưng đây là phiên bản của Nhật có tên G Sonic, có giá 8 triệu đồng. Còn bên cạnh là một game cực hiếm cho máy Sega SG - 1000, có tên Gulcave, có nó giá 11,5 triệu đồng.


Mặc dù có tên gần giống nhau và nằm sát nhau trong tủ kính của cửa hàng Trader, trò chơi Trip World và Miss Peach World chắc chắn không cùng nằm trong một series. Cả hai đều có giá 9 triệu đồng.

Mặc dù có tên gần giống nhau và nằm sát nhau trong tủ kính của cửa hàng Trader, trò chơi Trip World và Miss Peach World chắc chắn không cùng nằm trong một series. Cả hai đều có giá 9 triệu đồng.

Còn đây chắn chắn là thứ rất... rất... hiếm trong toàn bộ khu Akihabara này: trò chơi Super Maruo (chắc chắn không phải Super Mario đâu) ra đời năm 1986. Nó gần như là game "người lớn" đầu tiên cho máy Famicom, trong game chứa rất nhiều hình ảnh nhạy cảm vì vậy mà bản thân nó đã gặp rất nhiều tranh cãi.

Giá của tựa game này đã tăng gấp đôi so với năm 2007, hiện nay nó có giá khoảng 55 triệu đồng.


Super Maruo - game người lớn đầu tiên cho máy Famicom, có giá 55 triệu đồng

Super Maruo - game người lớn đầu tiên cho máy Famicom, có giá 55 triệu đồng

Tham khảo Kotaku

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Lên đầu trang