Review phim Cá Mập Siêu Bạo Chúa - cũng giật gân nhưng chả có máu me, ai mong chờ là thất vọng lắm đấy

The Meg được xếp vào thể loại phim hành động, kinh dị, khoa học viễn tưởng (theo IMDb) nhưng lại được gắn nhãn PG-13 (C16 tại Việt Nam) nên hiển nhiên là phần nội dung sẽ không hề máu me như bạn nghĩ. Với dòng phim mà có sự xuất hiện của cá mập thì ai ai cũng mong chờ một bộ phim đẫm máu, cá mập sẽ xé toạc nhiều người, tạo nên một vùng biển nhuộm đầy máu chẳng hạn.

Image result for review Cá Mập Siêu Bạo Chúa

Tuy nhiên The Meg lại làm theo hướng an toàn, tiết giảm các chi tiết máu me, thay vào đó là xây dựng một câu chuyện kịch tính, cùng nhiều tình tiết gây giật mình bởi âm thanh cũng như hình ảnh 3D.

Xoay quanh câu chuyện của Jonas (Jason Statham vào vai) – một thợ lặn chuyên nghiệp chuyên làm các nhiệm vụ giải cứu người bị kẹt dưới đáy biển, The Meg đưa khán giả khám phá một vùng biển hoàn toàn mới, đồng thời đó cũng là nơi sinh sống của những con cá mập cổ đại (Megalodon). Khi làm nhiệm vụ giải cứu một nhóm các nhà khoa học bị kẹt trong tàu ngầm ở độ sâu 11km dưới lòng biển, Jonas không để ý rằng một lỗ hổng trong lớp cách nhiệt giữa 2 lớp nước biển đã được mở ra, tạo cơ hội cho những con cá mập bạo chúa trồi lên và sát hại con người. Trong suốt gần 2 giờ đồng hồ thì bạn sẽ được xem cách mà các nhà khoa học đối phó với con cá mập bạo chúa còn sống sót từ thời cổ đại (hơn 2 triệu năm trước).

Review phim Cá Mập Siêu Bạo Chúa - cũng giật gân nhưng chả có máu me, ai mong chờ là thất vọng lắm đấy 2

Liệu chiếc lồng nhỏ bé này có an toàn trước cá mập siêu bạo chúa?

The Meg có 2 điểm mà Khen Phim không ưng ý lắm. Đầu tiên đó là mỗi khi các nhân vật thao tác với máy móc thì họ sẽ hô ầm lên là tôi làm cái này, có tác dụng thế này, tôi ấn nút này, có tác dụng thế kia. Kiểu diễn xuất này làm mất đi độ kịch tính của phim vì khán giả sẽ dễ dàng đoán được chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo, đồng thời cũng phát mệt vì diễn viên liên tục thuyết minh hành động của họ với những chiếc máy tính. Điểm khó chịu thứ hai là tiếng Trung Quốc xuất hiện khá nhiều trên các bảng điều khiển điện tử, ngôn ngữ này xuất hiện song song với tiếng Anh. Nghĩa là một nút ảo trên màn hình cũng sẽ hiển thị đồng thời cả 2 ngôn ngữ. Dĩ nhiên là điều này là hợp lý vì trong môi trường làm việc có cả người nói tiếng Anh và tiếng Trung thì bảng điều khiển song ngữ là hợp lý, chỉ là hơi khó chịu thôi!

Diễn viên và diễn xuất

Lần này thì Jason Statham sẽ không làm người vận chuyển, cũng không lái xe vèo vèo trên đường nữa, thay vào đó Jason sẽ lái tàu ngầm, dùng vũ khí đâm ầm ầm vào con cá mập bạo chúa để giết nó. Do nhắm vào yếu tố hành động khá nhiều nên việc Jason diễn dở tốt hay không không quan trọng, quan trọng là anh đã có những màn lái lụa đẹp mắt dưới biển và đâm chém khá kịch liệt với cá mập. Với những diễn viên còn lại, đa số là làm nền và thể hiện mảng hài của phim. Một số diễn viên bị thừa, có cũng được mà không có cũng không sao, bởi vì những câu chuyện hài mà họ kể ra không thể làm cả rạp bật cười được. Hơn nữa, đây là phim về cá mập, mọi người sẽ thích coi cảnh cá mập cắn xé, đổ máu thật nhiều, chứ họ không quan tâm đến việc phim này có hài hước hay không.

Cô nàng Lý Băng Băng cũng góp một vai trong phim này, diễn xuất thì không mấy nổi trội và hầu như tham gia cho nó. Đáng lẽ nhân vật của cô này sẽ được phát triển hơn, đẩy mạnh tuyến tình cảm mẹ con hơn nữa thì mới làm nổi bật lên nhân vật mà diễn viên họ Lý này đảm nhiệm.

The Meg giống như một phim để khán giả luyện tập tiếng Anh giao tiếp vậy, các diễn viên dùng rất ít mẫu câu và thường xuyên lặp lại chúng nhiều lần trong phim. Điều này làm phần lời thoại dần dần trở nên nhạt, ít ý nghĩa và phần nào đó nhàm chán, đôi khi còn chả hiểu họ nói như vậy để làm gì.

Âm thanh, hình ảnh, kỹ xảo

CGI là yếu tố cực kỳ quan trọng trong phim khoa học viễn tưởng, nhất là những phim có sự xuất hiện của cá mập khổng lồ. Đối với The Meg, chú cá mập “bé xinh” được dựng hình ở mức độ chi tiết khá, nhìn vào hàm răng là khán giả đủ sợ nó rồi. Ít nhất thì với 150 triệu USD kinh phí sản xuất thì phần kỹ xảo hình ảnh như vậy là chấp nhận được. Trong khi đó độ nổi của hình ảnh 3D chỉ xuất hiện ở một số ít cảnh trên mặt biển và trong lòng biển, còn lại thì không khác gì 2D cả. Chi tiết đáng giá nhất có lẽ là lúc chiếc bóng hơi bay cái vèo khi bị cá mập đớp, hình ảnh đủ tốt để bạn phải chớp mắt đó.

Theo khenphim.com

 

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Lên đầu trang