Nỗi ám ảnh của những kì thi Quốc gia trên thế giới

Kiểm tra là hình thức phổ biến nhất để đánh giá kiến thức, năng khiếu của từng cá nhân nhưng dường như đây lại là trải nghiệm đáng sợ đối với nhiều học sinh, sinh viên trên toàn thế giới.

Về bản chất, hình thức thi cử ở các quốc gia không khác nhau nhiều: học sinh đến trường thi, ngồi vào bàn được chỉ định hoặc ngồi trước máy tính (thỉnh thoảng là ngồi trên sàn nhà), cầm bút hoặc chuột và đồng hồ tính giờ bắt đầu chạy. Mỹ là nơi đề ra rất nhiều bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá như NAEP, SBAC, PARCC, ACT và đương nhiên gồm cả SAT. Tại Mỹ, thi cử ngày càng trở nên khắt khe đến nỗi hàng chục ngàn bậc phụ huynh nước này đã không cho con em họ tham dự những kỳ thi tiêu chuẩn hóa như vậy.

Nỗi ám ảnh thi cử ở nhiều nước khác cũng không “kém cạnh”. Chẳng hạn như, hàng trăm học sinh Ấn Độ đã bị bắt vì liên quan đến vụ bê bối gian lận thi cử với quy mô lớn chưa từng có ở quốc gia này. Trong khi đó, theo đài NPR, áp lực học tập, thi cử triền miên đã gây ra vấn nạn tự tử ở thiếu niên Hàn Quốc, nguyên nhân tử vong hàng đầu tại đất nước này.

Chùm ảnh: Nỗi ám ảnh thi cử ở các quốc gia trên thế giới - Ảnh 1.

Các bậc phụ huynh thắp nến trong đêm, cầu nguyện cho con em họ sẽ thi đỗ vào đại học tại đền thờ Phật Bongeun ở Seoul, Hàn Quốc vào hôm thứ bảy, ngày 2 tháng 11, 2013.

Để tìm được những bức ảnh cho thấy tình trạng thi cử căng thẳng ở châu Á là điều không khó. Nhưng tại các nước Mỹ Latinh, đây lại là chuyện không đơn giản. Lý do có thể nằm ở sự khác biệt trong văn hoá giáo dục, chính trị và kinh tế xã hội giữa các nước. Theo Gabriel Sanchez Zinny, tác giả bài viết: “Nền giáo dục 3.0: Cuộc đấu tranh cho tài năng ở Mỹ Latinh, hầu hết các quốc gia trong khu vực đều từ chối tham gia kỳ thi toàn cầu của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển. Một số chuyên gia lý giải vấn đề này là vì các nước đó muốn tránh gặp rắc rối khi trình độ học sinh nước họ bị xếp hạng thấp.

Bên cạnh đó, nhiều người khác lại tỏ ra nghi ngờ trước phương pháp thi nêu trên. Trong một bản tin gần đây trên đài BBC, Sanchez Zinny nói rằng: “Làm thế nào chúng ta có thể đánh giá được chất lượng giáo dục ở Mỹ Latinh so với các tiêu chuẩn quốc tế nếu họ không muốn tham gia các kỳ thi quốc tế?”

Dưới đây là một số hình ảnh về các sĩ tử tham gia vào các cuộc thi trên toàn thế giới:

Chùm ảnh: Nỗi ám ảnh thi cử ở các quốc gia trên thế giới - Ảnh 2.

Bức ảnh được chụp vào ngày 1/5/2012. Các sinh viên đang làm bài trong một lớp học tại Học viện tìm hiểu ngành nghề tại Baltimore.

Chùm ảnh: Nỗi ám ảnh thi cử ở các quốc gia trên thế giới - Ảnh 3.

Sinh viên Pakistan ngồi trên sàn nhà để tham dự kỳ thi thường niên tại trường Hồi giáo, Jamia Binoria, ở Karachi, Pakistan vào hôm thứ bảy, ngày 8/6/2013. Binoria là một trong những trường Hồi giáo kiểu mẫu, đã sửa đổi chương trình học đồng thời thêm nhiều môn học hiện đại như máy tính, toán học và khoa học.

Chùm ảnh: Nỗi ám ảnh thi cử ở các quốc gia trên thế giới - Ảnh 4.

Học sinh vẽ phác hoạ trong một kỳ thi tuyển sinh vào Đại học mỹ thuật ở Tế Nam, tỉnh Sơn Đông vào hôm 10-2-2014. Theo phương tiện truyền thông địa phương, hơn 8.000 học sinh đã tham dự kỳ thi vào hôm đó.

Chùm ảnh: Nỗi ám ảnh thi cử ở các quốc gia trên thế giới - Ảnh 5.

Vì thiếu điện, một học sinh đã dùng đèn pin để học bài. Cậu phải dự kỳ thi cuối năm tại trường ở quận Aleppo's al-Sha'ar vào ngày 5 tháng 6, 2013.

Chùm ảnh: Nỗi ám ảnh thi cử ở các quốc gia trên thế giới - Ảnh 6.

Các sĩ quan Quân đội Hoàng gia Afghanistan tham dự kỳ thi trong lễ nhậm chức tại Học viện Quân đội Afghan ở ngoại ô Kabul, Afghanistan vào hôm thứ tư, ngày 23-10-2013.

Chùm ảnh: Nỗi ám ảnh thi cử ở các quốc gia trên thế giới - Ảnh 7.

Sinh viên trường Đại học Oxford thường ném rác vào nhau sau khi kết thúc kỳ thi. Đây là một trong những truyền thống của trường.

Chùm ảnh: Nỗi ám ảnh thi cử ở các quốc gia trên thế giới - Ảnh 8.

Học sinh đến Trường cấp ba Cestos để tham dự kỳ thi cuối năm. Kỳ thi này sẽ quyết định, các em có được lên lớp hay không.

Chùm ảnh: Nỗi ám ảnh thi cử ở các quốc gia trên thế giới - Ảnh 9.

Học sinh chuẩn bị bước vào bài kiểm tra môn toán tại Học viện Harris ở Đông Nam Londo vào ngày 2 tháng 3 năm 2012.

Chùm ảnh: Nỗi ám ảnh thi cử ở các quốc gia trên thế giới - Ảnh 10.

Một giáo viên người Afghanistan đứng trước mặt học sinh trong buổi kiểm tra cuối năm tại một trường học ở làng Sangarkhel, thuộc tỉnh Wardak, Afghanistan (ngày 7-7-2009).

Chùm ảnh: Nỗi ám ảnh thi cử ở các quốc gia trên thế giới - Ảnh 11.

Thí sinh tham dự kỳ thi Đánh vần Quốc gia ngồi trước máy tính ở Oxon Hill, Maryland vào ngày 29-5-2012.

Chùm ảnh: Nỗi ám ảnh thi cử ở các quốc gia trên thế giới - Ảnh 12.

Emma Donne, một học sinh ở Trường Godolphin & Latymer tỏ ra vui sướng khi được điểm A tại Hammersmith, phía tây London vào ngày 17-8-2006.

Đương nhiên, các kỳ thi thường nhằm chứng tỏ sự thành công của mọi thí sinh tham gia. Chúng ta cũng chẳng thấy có gì ngạc nhiên khi sinh viên và bố mẹ các em đã cố gắng rất nhiều để có được kết quả tốt. Bằng chứng là trong vụ bê bối gian lận thi cử ở Ấn Độ vào đầu năm nay, bố mẹ và họ hàng đã tìm mọi cách để leo lên tường phòng thi và ném đáp án cho con họ. Để đối phó với các hình thức quay cóp, Trung Quốc đã sử dụng đến máy bay nhằm ngăn cản những kẻ có ý đồ phạm pháp.

 

Các kỳ thi tương lai sẽ ra sao? Một vài người cho rằng, công nghệ đặc biệt là khả năng truy tìm dấu vết và phản ứng trước những màn gian lận của sinh viên sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh để các em chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho các kỳ thi quan trọng. Ngoài ra, các phần mềm đánh giá năng lực có thể cung cấp một bức tranh toàn diện hơn về kiến thức của từng cá nhân chứ không chỉ đơn thuần là kiểm tra khả năng học thuộc lòng của các em.

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Lên đầu trang