Những nhân vật hư cấu được xác nhận mắc chứng tự kỷ

Mặc dù triệu chứng tự kỷ hiện nay xuất hiện gần như ở bất kì đâu, nhưng trong thế giới phim ảnh, trò chơi điện tử, ... có rất ít nhân vật thể hiện những triệu chứng tương tự

Trên thế giới, có hơn 25 triệu người được chẩn đoán là có triệu chứng tự kỷ. Được nhận định là "rối loạn khả năng phát triển", tự kỷ tồn tại trên một quang phổ, từ những cá nhân có chức năng tương đối cao cho đến những người có thể trầm trọng hơn. Mặc dù tự kỷ là một trong những rối loạn có độ phổ biến khá rộng, nhưng không có nhiều nhân vật giả tưởng trong các trò chơi điện tử, phim ảnh, truyện tranh hay truyền hình thể hiện chính xác các đặc điểm của chứng rối loạn này. Nhân kỉ niệm Ngày nhận thức về tự kỷ của Thế giới, 2 tháng 4 vừa qua, sau đây là danh mục 10 nhân vật hư cấu có thể xem là đại diện cho những người bị mắc chứng tự kỷ.

Những nhân vật hư cấu được xác nhận mắc chứng tự kỷ

Câu chuyện của từng nhân vật sau đây có thể mô tả phần nào những thách thức thật sự mà người mắc chứng tự kỷ thường xuyên gặp phải, nhưng cũng cần lưu ý rằng vẫn còn một số đặc điểm khác mà chúng ta thấy từ những người mắc chứng tự kỷ khác, vì mỗi cá thể đều có những triệu chứng khác nhau, và không thể chỉ định nghĩa đơn thuần bằng cụm từ "rối loạn". Dù sao thì, đây là những nhân vật đã được xác nhận mắc chứng tự kỷ từ bất kì nguồn gốc xuất phát nào, hoặc sau đó được xác nhận mắc chứng rối loạn bởi chính người sáng tạo ra họ.

Những nhân vật hư cấu được xác nhận mắc chứng tự kỷ 2

Abed Nadir (Community)

Mặc dù Abed Nadir từ seri phim truyền hình Community không chính thức được chẩn đoán là tự kỷ, đó vẫn là một đặc điểm quan trọng của nhân vật này xuyên suốt chương trình. Abed thể hiện rõ những đặc tính của triệu chứng Asperger, thông qua sự chịu đựng của cậu với việc tương tác xã hội, và sự tập trung cao độ với nền văn hóa nhạc pop. Abed thực tế sử dụng tình yêu của mình đối với nền văn hóa nhạc pop, mà cụ thể hơn là với truyền hình, để giúp cậu hiểu tốt hơn cách phản ứng nên làm trong những tương tác xã hội, hoặc cảm giác của người khác khi các sự kiện nhất định xảy ra. Mẹ của Abed đã bỏ rơi gia đình cậu trước các sự kiện diễn ra trong seri, rõ ràng là vì những lo lắng của bà với hành vi của cậu, một sự phản ánh chân thực về những gì thường xuyên xảy ra với những người mắc chứng tự kỷ ở ngoài đời. 

Black Manta

Một trong số những câu chuyện về nguồn gốc của Black Manta tiết lộ rằng hắn có một số hình thức của chứng tự kỷ khi còn trẻ, và các chuyên gia y học khi đó đã cố gắng thấu hiểu nó. Trong một nỗ lực để "chữa" chứng tự kỷ khi nghĩ rằng nó là một bệnh dịch chứ không phải một rối loạn, Black Manta (tên thật là David Hyde) đã được gửi đến Arkham Asylum, nhà thương điên nổi tiếng của thành phố Gotham, nơi sản sinh ra những siêu ác nhân điên loạn như Joker. Các nhà khoa học ở Arkham Asylum đã tiến hành thí nghiệm với Hyde trẻ tuổi, và đã tìm được cách tiêu diệt các triệu chứng rối loạn của hắn. Tuy nhiên, các thí nghiệm này cũng đã biến hắn thành một kẻ sát nhân, rồi cuối cùng trở thành kẻ thù truyền kiếp của Aquaman.

Những nhân vật hư cấu được xác nhận mắc chứng tự kỷ 3

Lý do vì sao Black Manta nằm trong danh sách này không nhất thiết là vì bản thân hắn là một đại diện tiêu biểu của một người sống với chứng tự kỷ, mà là vì cách mà những người trong câu chuyện của hắn phản ứng với hắn, đôi khi đã phản ánh chính xác góc nhìn của mọi người đối với chứng tự kỷ. Nhiều thập kỉ trước, những trường hợp một người nào đó có các triệu chứng tự kỷ bị gửi vào bệnh viện tâm thần không phải là hiếm, chủ yếu do sự thiếu hiểu biết về "rối loạn". Thậm chí, có những tổ chức tin rằng tự kỷ là thứ gì đó có thể được "chữa khỏi", một góc nhìn hoàn toàn sai lệch với những người đang sống với tự kỷ.

Những nhân vật hư cấu được xác nhận mắc chứng tự kỷ 4

Billy Canston (Power Ranger)

Trong bộ phim Power Rangers tái khởi động năm 2017, chúng ta được nhìn thấy một phiên bản mới của Billy Cranston, siêu nhân xanh dương. Billy trong phiên bản này là một cá nhân thể hiện rõ nét triệu chứng tự kỷ chức năng cao, cũng là điều anh đã giải thích với siêu nhân đỏ Jason đầu phim. Billy thường xuyên cảm thấy việc tương tác xã hội rất khó khăn, đặc biệt là về việc thấu hiểu cảm xúc của mọi người, hoặc khi họ đang chế nhạo. Một quan niệm sai lầm khá phổ biến là những người mắc chứng tự kỷ thì không thông minh, nhưng Billy đã chứng minh điều ngược lại. Anh cho thấy mình có một trí nhớ tuyệt vời và trí tuệ ấn tượng, đặc biệt là khi liên quan đến công nghệ. Việc Billy mắc chứng tự kỷ đã biến anh thành mục tiêu của những kẻ bắt nạt tại trường học, cũng là điều khá thường thấy đối với những người đang sống chung với tự kỷ.

Những nhân vật hư cấu được xác nhận mắc chứng tự kỷ 5

Dr. Tenenbaum (BioShock)

Giống như nhiều người khác mắc chứng tự kỷ, Dr. Brigid Tenenbaum trong game BioShock được chẩn đoán rối loạn phát triển khi còn nhỏ. Xuyên suốt seri BioShockTenenbaum không thể hiện nhiều đặc điểm thường gắn liền với tự kỉ, nhưng bản thân điều đó có thể xem là một sự tái hiện chính xác một số người mắc chứng tự kỷ chức năng cao. Tuy vậy, sự cống hiến hết mình của Tenenbaum cho việc theo đuổi khoa học đã giúp cô sống sót qua Holocaust trước các sự kiện của BioShock, có thể là do chứng rối loạn của cô.

Những nhân vật hư cấu được xác nhận mắc chứng tự kỷ 6

Julia (Sesame Street)

Trong khi phần lớn các nhân vật nói trên đều là những ví dụ cho các cá nhân tự kỷ chức năng cao, người rối Julia từ seri Seasame Street lại là một ví dụ ngược lại. Kể từ lần đầu xuất hiện trên seri truyền hình mang tính giáo dục này vào năm 2017, cô đã thể hiện nhiều nét đặc trưng liên quan đến những người mắc chứng tự kỉ, như nhạy cảm với những tiếng động lớn, "miệt mài" (Bao gồm các hành vi như nhảy tại chỗ và vỗ tay), và không nhìn vào người khác khi họ nói chuyện với cô ấy. Ngoài ra, seri Sesame Street còn miêu tả cách mà Julia sử dụng các kỹ năng ứng phó đã học cho những lúc cô trở nên khó chịu, và cách mà một số người xung quanh tỏ ra hoang mang vì những hành vi của Julia

Những nhân vật hư cấu được xác nhận mắc chứng tự kỷ 7

Max (Mary & Max)

Max, từ bộ phim hoạt hình đất sét năm 2009 Mary and Max của Úc, được chẩn đoán mắc các triệu chứng Asperger trong khoảng phân nửa phim. Giống như trường hợp của Black Manta, chứng rối loạn của Max cũng bị các chuyên gia y học hiểu nhầm vào thời điểm đó, và ông được gửi đến một viện tâm thần. Bác sĩ của Max nói với ông một ngày nào đó sẽ có một phương thức "chữa" cho chứng rối loạn của ông, và Max cảm thấy phiền lòng vì điều này, cho rằng ông không cảm thấy bị suy nhược. Thông qua nhân vật Max, Mary and Max cho thấy một người mắc chứng tự kỷ cũng có thể phải đấu tranh với những vấn đề sức khỏe tâm thần khác, như trầm cảm và lo âu.

Max Braverman (Parenthood)

Nuôi lớn một đứa trẻ mắc chứng tự kỉ có thể mà một thử thách thật sự với bất kì cha mẹ nào, như trong seri truyền hình nổi tiếng Parenthood với nhân vật Max Braverman. Xuyên suốt seri, người xem có thể nhìn thấy việc trưởng thành khó khăn như thế nào với một người mắc chứng tự kỷ, và chẩn đoán tự kỷ có thể tác động nhiều hơn so với chỉ một cá nhân người mắc chứng tự kỷ như thế nào. Parenthood cũng mang lại cái nhìn về một số công cụ chuyên biệt mà người mắc chứng tự kỷ có thể cần dùng để học hỏi các kĩ năng xã hội, vốn là điều tự nhiên với những người khác.

Raymond "Ray" Babbitt (Rain Man)

Rain Man có thể là một bộ phim "mắc tội" khi đã thúc đẩy một số bí ẩn về người mắc chứng tự kỷ, cụ thể là ý tưởng cho rằng tất cả họ đều có những kĩ năng đặc biệt, gần như là siêu nhiên. Tuy vậy, quả thật có một vài cá nhân mắc chứng tự kỷ có khả năng rất đáng chú ý, như trường hợp của Raymond "Ray" Babbit. Ray là một người tự kỷ thông minh, có những kĩ năng đáng kinh ngạc về toán học và tính toán. Giống như một số người mắc chứng tự kỷ khác, Ray có một thói quen cứng nhắc khiến anh lo lắng nghiêm trọng rằng nếu nó bị gián đoạn, anh sẽ bị kích thích ngay lập tức, và có một loạt các kĩ năng lặp đi lặp lại. Chứng tự kỷ của Ray dường như khiến anh trai của anh, Charlie, cảm thấy phiền phức ở đầu phim. Nhưng qua thời gian, Charlie dần trở nên thấu hiểu chứng rối loạn của em trai mình.

Symmetra (Overwatch)

Symmetra từ tựa game bắn súng trực tuyến Overwatch đã được xác nhận mắc chứng tự kỷ, không lâu sau khi truyện tranh A Better World được tung ra. Tập truyện này được dùng để phân tích tính cách của Symmetra, ban đầu cho rằng Symmetrra ở trên quang phổ tự kỷ, nhưng đã không thực sự xác nhận đây là một trong số những đặc tính của cô. Đạo diễn trò chơi, ông Jeff Kaplan, sau đó đã xác nhận chứng tự kỷ của Symmetra trong một lá thư gửi đến người hâm mộ, và sẽ rất thú vị để xem liệu điều này có được khai thác sâu hơn trong những tập truyện tranh và phim hoạt hình ngắn của Overwatch trong tương lai hay không.

Những nhân vật hư cấu được xác nhận mắc chứng tự kỷ 8

Tommy Westphall (St. Elsewhere)

Tommy Westphall, từ seri truyền hình St. Elsewhere, là một cá nhân mắc chứng tự kỷ phi ngôn ngữ. Trong tập cuối của seri, cha của Tommy là ông Donald Westphall, đã bày tỏ sự khó chịu về hội chứng tự kỷ của Tommy, liên quan đến việc con trai ông không nói chuyện hay nhìn vào ông. Tất cả những gì Tommy muốn là chơi với quả cầu tuyết của anh ấy, vốn là một bản sao của bệnh viện nơi diễn ra toàn bộ các sự kiện trong seri. Điều này đã ngụ ý rằng toàn bộ seri truyền hình St. Elsewhere đã diễn ra trong trí tưởng tượng của Tommy. Và nhờ vào một số phiên bản crossover của St. Elsewhere với các chương trình truyền hình khác, nó cho thấy phần lớn các chương trình truyền hình cũng chỉ tồn tại trong tâm trí của Tommy, dẫn đến một giả thuyết mang tên Tommy Westphall Universe (Vũ trụ Tommy Westphall)Tommy không chỉ là bức chân dung thực tế của một người mắc chứng tự kỷ phi ngôn ngữ, mà còn khiến người ta nghĩ rằng nếu giả thuyết Vũ trụ Tommy Westphall có bất kỳ một sự thật nào, anh ta chắc chắn là một trong những nhân vật có tầm quan trọng lớn nhất trong toàn bộ các chương trình truyền hình.

Nguồn: Tổng hợp

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Genshin Impact chịu phạt 20 triệu USD trước những cáo buộc vô lý từ Ủy Ban FTC tại Mỹ

Genshin Impact chịu phạt 20 triệu USD trước những cáo buộc vô lý từ Ủy Ban FTC tại Mỹ

Khoa Nguyen

Trước những cáo buộc vô lý từ Ủy ban FTC về việc Genshin Impact sử dụng hình ảnh trẻ em để dụ dỗ trẻ cùng tuổi vào chơi game gacha, Hoyoverse hoàn toàn phủ nhận những ý kiến này nhưng vẫn buộc phải nộp phạt với mức 20 triệu USD để hai bên cùng thỏa thuận hướng đi mới.

Game Online
Lên đầu trang