NASA chính thức công bố sứ mệnh thăm dò Mặt Trời, đặt tên tàu thám hiểm theo tên và trao huân chương danh dự cho nhà vật lý học đã có công tìm ra Gió Mặt Trời

Sứ mệnh này sẽ đưa con tàu thăm dò Parker lên không gian vào giữa năm 2018 tới

Trong sự kiện tối ngày 31 tháng 5 theo giờ Việt Nam, NASA chính thức công bố sứ mệnh “chạm tới Mặt Trời” của họ, sứ mệnh tiến tới Mặt Trời với một khoảng cách gần chưa từng có. Điều đặc biệt nữa của sứ mệnh này, đó là tàu thăm dò Solar Probe Plus sẽ được đặt tên là Parker Solar Probe, để vinh danh nhà vật lý học vũ trụ Eugene Parker.

Lễ vinh danh này được tổ chức tại Đại học Chicago, nơi vị giáo sư già và đáng kính Parker vẫn đang công tác. Đây cũng là lần đầu tiên một con tàu thăm dò không gian được đặt tên theo một nhân vật có tầm quan trọng vẫn còn sống, đánh dấu mốc lịch sử cho NASA nói chung và cho toàn bộ ngành du hành vũ trụ nói riêng.

 

NASA chính thức công bố sứ mệnh thăm dò Mặt Trời, đặt tên tàu thám hiểm theo tên và trao huân chương danh dự cho nhà vật lý học đã có công tìm ra Gió Mặt Trời

 

NASA chính thức công bố sứ mệnh thăm dò Mặt Trời, đặt tên tàu thám hiểm theo tên và trao huân chương danh dự cho nhà vật lý học đã có công tìm ra Gió Mặt Trời 2

Năm 1958, anh chàng giáo sư Eugene Parker tẻ tuổi đã cho đăng tải một bài báo trên Tạp chí Vật lý Vũ trụ với tựa đề “Động lực của khí gas giữa các hành tinh và những từ trường”. Ông tin rằng có những hạt có từ tính bắn ra khỏi Mặt Trời với vận tốc cao, và rằng nó ảnh hưởng tới toàn bộ các hành tinh khác cũng như toàn bộ khoảng không Vũ trụ trong chính Hệ Mặt Trời này.

Hiện tượng kì lạ này, sau này được biết tới với cái tên gió Mặt Trời, đã được chứng minh là tồn tại với nhiều quan sát và nghiên cứu. Chính công trình của giáo sư Parker xưa kia đã tạo nên nền tảng vững chắc cho nhân loại hiểu hơn về cách thức một ngôi sao tương tác với những thế giới quay xung quanh nó.

 

NASA chính thức công bố sứ mệnh thăm dò Mặt Trời, đặt tên tàu thám hiểm theo tên và trao huân chương danh dự cho nhà vật lý học đã có công tìm ra Gió Mặt Trời 3

Vào những năm 1950 ấy, giáo sư Parker đã đưa ra những con số dự đoán mang tính chất khái niệm về cách mà các ngôi sao (bao gồm cả Mặt Trời) phóng năng lượng ra xung quanh. Ông gọi những luồng năng lượng ấy là gió Mặt Trời, và mô tả một hệ thống phức tạp của plasma, từ trường và hạt mang năng lượng tạo nên hiện tượng ấy.

Ông cũng giả thuyết hóa sự tồn tại của các vầng hào quang lớn trên Mặt Trời, những khu vực khí quyển cực nóng, nóng hơn rất nhiều so với mặt bằng chung bề mặt của ngôi sao lớn này. Nó đi ngược với những gì quy luật vật lý đề cập tới. Sứ mệnh tới đây của NASA sẽ đi vào nghiên cứu kĩ những khu vực kì lạ này.

Theo lời của Thomas Zurbuchen, Quản lý Ban sứ mệnh khoa học của NASA tại Washington, thì việc đặt tên cho tàu thăm dò theo tên của giáo sư Parker là “một minh chứng rõ ràng cho những nghiên cứu đóng góp của ông, tạo nên một lĩnh vực khoa học hoàn toàn mới và đồng thời, truyền cảm hứng cho cho những nghiên cứu của thế hệ đi sau”. Zurbuchen cũng thổ lộ rằng ông vô cùng tự hào khi được chính tay mình trao tặng huy chương cống hiến của NASA cho giáo sư Eugene Parker.

 

NASA chính thức công bố sứ mệnh thăm dò Mặt Trời, đặt tên tàu thám hiểm theo tên và trao huân chương danh dự cho nhà vật lý học đã có công tìm ra Gió Mặt Trời 4

 

NASA chính thức công bố sứ mệnh thăm dò Mặt Trời, đặt tên tàu thám hiểm theo tên và trao huân chương danh dự cho nhà vật lý học đã có công tìm ra Gió Mặt Trời 5

Còn về sứ mệnh vũ trụ “chạm tới Mặt Trời” của NASA, thì con tàu thăm dò mới được đặt tên là Parker này đã được thiết kế và xây dựng từ năm 2008. Nó sẽ đi tới tầng khí quyển ngoài của Mặt Trời, thăm dò những quầng hào quang cực nóng – lên tới hơn 1.300 độ C, để có thể thu thập được những thông tin quý giá về gió Mặt Trời cũng như thời tiết Vũ trụ nói chung.

Những hiện tượng này có thể ảnh hưởng tới Trái Đất chúng ta cũng như mọi cư dân sống trên đó. Mặt Trời có thể phóng những hạt năng lượng phóng xạ cao xuống khí quyển Trái Đất, gây ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống vệ tinh và mạng lưới tín hiệu dưới mặt đất. Khi mà công nghệ chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào những hệ thống này, ta không thể để rủi ro xảy ra.

 

NASA chính thức công bố sứ mệnh thăm dò Mặt Trời, đặt tên tàu thám hiểm theo tên và trao huân chương danh dự cho nhà vật lý học đã có công tìm ra Gió Mặt Trời 6

Chúng tôi sẽ tới Mặt Trời với một khoảng cách gần hơn 7 lần bất kì sứ mệnh Mặt Trời nào trước đây”, chuyên gia Nicola Fox tới từ NASA nói. “Chúng tôi sẽ theo dõi liên tục vầng hào quang kia, đo đạc mọi thứ có thể”. Con tàu thăm dò Parker sau khi “đi nhờ” lực hấp dẫn của Sao Kim sẽ phóng quanh Mặt Trời với vận tốc kinh hồn 692.000 km/h, và với một vỏ bọc chống nhiệt tiên tiến làm từ vật liệu carbon tổng hợp bao quanh mình.

Mong rằng tàu thăm dò Parker sẽ trả lời được cho ta những câu hỏi “cháy bỏng” mà con người vẫn có về quả cầu lửa khổng lồ trên trời cao kia. Với những dữ liệu thu được, ta vừa có thể bảo vệ chính Địa Cầu này, mà cũng vừa có thể tìm ra những khía cạnh mới trong hoạt động của một ngôi sao và ảnh hưởng của nó tới những hành tinh xung quanh, giúp ích ta trong công cuộc nghiên cứu và khám phá những hệ sao khác.

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Lên đầu trang