Lịch sử kinh dị: Tại sao chúng ta căm ghét và yêu thích "hù dọa bất ngờ"

Con người ta yêu thích một lần dọa nạt bất ngờ đặc sắc cũng vì lí do như chúng ta yêu thích một trò đùa vui giải trí thực sự. Các trò đùa tuyệt nhất không chỉ đơn thuần là đả động đến chủ đề buồn cười nào đó, mà cái cách chúng được sắp đặt, xây dựng và cả hệ quả sau khi diễn ra sẽ khiến ta cười mãi không thôi, và nghĩ lại vẫn thấy buồn cười.

Thử nhìn quanh và hỏi mọi người xem khoảnh khắc đáng sợ ưa thích nhất của họ trong phim và game kinh dị là gì, chắc hẳn 9/10 người sẽ kể cho bạn về một cảnh dọa nạt gây giật mình (tên gọi chung là “jump scare”) nào đó. Ngày nay, kiểu hù dọa này được sử dụng hết sức phổ biến và đôi khi trở nên phản tác dụng bởi khán giả đã trở nên quá quen thuộc để đề phòng trước rồi. Những fan hâm mộ lâu năm thậm chí còn lớn tiếng chê bai kiểu dọa nạt “rẻ tiền” này, nhưng thực tế cái mà họ ghét là những pha “jump scare” được xử lý kém.

Ở trong bài viết “Lịch sử kinh dị” hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đôi chút về kỹ thuật hù dọa bất ngờ khiến bạn ngã ngửa khỏi ghế ngồi này.

Tại sao chúng ta ghét hù dọa bất ngờ (jump scare)

Lịch sử kinh dị: Tại sao chúng ta căm ghét và yêu thích "hù dọa bất ngờ"

Trong nhiều trường hợp, hù dọa bất ngờ là một trong những công cụ rẻ tiền nhất và nghèo nàn nhất để mang đến nỗi sợ hại trong video game. Trên thực tế đừng nói đến sợ, bởi vì một pha jump scare thực hiện kém còn không dọa nổi chúng ta, mà nó chỉ là ta giật mình đôi chút mà thôi. Chuyện này giống như bạn đi đường thì bỗng dưng có người hét vào tai, hoặc bất ngờ có người vỗ vai trong khi bạn bận tâm suy nghĩ về một điều gì đó.

Lí do nhiều người trong chúng ta ghét kiểu dọa nạt bất ngờ này, là bởi vì thực tế chúng không hề được tạo để khiến ta sợ hãi ám ảnh thực sự. Ngày nay chúng ta có thể tìm thấy cả tá những tựa game kinh dị kiểu này, đa phần là các sản phẩm độc lập thiết kế trải nghiệm với góc nhìn thứ nhất, đặt bạn vào một bối cảnh u tối, thám hiểm khu nhà bỏ hoang, tự mình rình mò qua từng cái cầu thang để rồi bất ngờ đến một ngã rẽ thì bỗng có một sinh vật quái dị nhảy trồm vào màn hình và hét inh tai nhức óc.

Lịch sử kinh dị: Tại sao chúng ta căm ghét và yêu thích "hù dọa bất ngờ"

Các chiêu thức jump scare này có thể trở thành một chiêu bài “diễn” tuyệt vời dành cho những YouTuber như Pewdiepie và Markiplier, là cơ hội để họ được hét khản cổ rồi lăn ra cười chứ chẳng có gì sợ hãi cả. Cách thức dọa nạt này thậm chí còn làm phản tác dụng của game kinh dị khi nó giúp người chơi được giải phóng sự căng thẳng, thay vì khiến thần kinh của họ căng như dây đàn từ đầu đến cuối, để rồi chơi xong vẫn thấy ám ảnh không dám ngủ.

Tại sao chúng ta yêu thích hù dọa bất ngờ

Vậy nếu jump scare không có tác dụng thì cái gì có tác dụng? Câu trả lời một pha jump scare “hay” khi biết rằng một điểm cốt lõi của kỹ thuật này là sự lên đỉnh hợp lý đúng lúc, chứ âm thanh ồn ào và một sinh vật rít lên chỉ là yếu tố thứ yếu mà thôi. Những pha hù dọa bất ngờ xuất sắc nhất cần phụ thuộc vào cả yếu tố tích tụ sự căng thẳng tới đỉnh điểm và hệ quả sau khi hành động dọa nạt diễn ra.

Lịch sử kinh dị: Tại sao chúng ta căm ghét và yêu thích "hù dọa bất ngờ"

Một trong những tựa game kinh dị sinh tồn áp dụng jump scare cực hay và được đông đảo fan hâm mộ đánh giá cao chính là “Silent Hill” bất ngờ thời đó không có đồ họa chân thực như bây giờ. Điển hình là ở đoạn người chơi tìm đến ngôi trường tiểu học và tiếp cận khu vực tủ đồ của học sinh, người chơi đã được cảm nhận một không gian u ám lạ thường với những tiếng động lạ khe khẽ. Đến khi buộc phải quay lại nơi này, người chơi thấy rằng cũng chiếc tủ đồ đáng nghi phát ra những tiếng đập từ bên trong ầm ầm, nhưng lấy hết dũng cảm mở ra thì chỉ thấy toàn máu là máu. Tuy nhiên vừa hít thở lấy lại bình tĩnh và quay đầu lại đi một hai bước đã thấy một cái xác ghê rợn đột ngột nhảy ra từ một cái tủ đồ khác khiến ta chết đứng người.

Trong vài năm trở lại đây, “Five Nights at Freddie’s” là một tựa game kinh dị khác trở thành ví dụ điển hình cho việc thiết kế jump scare tốt. Nhiều người chỉ trích game vì quá dựa dẫm vào những cỗ máy mang hình thú vật đáng sợ cứ rít lên vào mặt người chơi, nhưng vẻ đẹp của “Five Nights at Freddie’s” là ở chỗ jump scare không hề xảy ra ngẫu nhiên, mà nó là sự trừng phạt cho việc thất bại. Trong khi người chơi cố gắng tập trung để tìm đường ra khỏi căn nhà chết chóc, họ luôn có cảm giác bị một mối nguy hiểm đáng sợ vô hình bao trùm. Điều đó giúp gia tăng sự căng thẳng và mỗi lần pha jump scare diễn ra, nó lại nhắc nhở cho bạn về cái giá thất bại.

Lịch sử kinh dị: Tại sao chúng ta căm ghét và yêu thích "hù dọa bất ngờ"

Con người ta yêu thích một lần dọa nạt bất ngờ đặc sắc cũng vì lí do như chúng ta yêu thích một trò đùa vui giải trí thực sự. Các trò đùa tuyệt nhất không chỉ đơn thuần là đả động đến chủ đề buồn cười nào đó, mà cái cách chúng được sắp đặt, xây dựng và cả hệ quả sau khi diễn ra sẽ khiến ta cười mãi không thôi, và nghĩ lại vẫn thấy buồn cười. Cái cách jump scare rẻ tiền có gắng dọa nạt bạn bằng một khuôn mặt quỷ bỗng hiện ra hét một tiếng rồi biến mất, cũng giống như ai đó pha trò cười mà chẳng để tâm tới ngữ cảnh, nhìn chung là chẳng giải trí một chút nào.

Theo Creator

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Hãng Netflix Và Kế Hoạch Đưa Nhiều Phim Trên Nền Tảng Phát Trực Tuyến Ra Rạp

Hãng Netflix Và Kế Hoạch Đưa Nhiều Phim Trên Nền Tảng Phát Trực Tuyến Ra Rạp

Nguyễn Võ Bảo Phương

Netflix - nền tảng phát trực tuyến hàng đầu thế giới, đang từng bước thử nghiệm đưa các bộ phim của mình lên màn ảnh rộng, mở ra cơ hội mới cho các tựa phim độc quyền. Gần đây, thỏa thuận hợp tác giữa Netflix và IMAX đã được công bố là bước đầu trong chiến lược này. Cùng xem nhé!

Phim Ảnh
Lên đầu trang