Khoa học chứng minh rằng có thể không hề có khái niệm "nghiện game"

Giờ đây khoa học đã chứng minh, nhiều người cày game thâu đêm suốt sáng có lẽ chưa chắc đã là nghiện game, họ chỉ đơn giản chưa hài lòng với cuộc sống thật của mình mà thôi

Hóa ra, sau một cuộc nghiên cứu hàng nghìn game thủ trong khoảng thời gian 6 tháng qua đã đưa ra một kết luận rằng, có lẽ khái niệm mang tên "nghiện game" hay "nghiện internet" là thứ không tồn tại, mà đơn thuần con người lạm dụng game và mạng xã hội chỉ vì họ cảm thấy không hạnh phúc với nhiều khía cạnh trong cuộc sống thật của họ. Báo cáo của cuộc nghiên cứu này đã được đăng tải trên trang New Scientist vào ngày 26/10 vừa qua.

Khoa học chứng minh nhiều người đắm chìm vào game không phải do "nghiện", mà là để chạy trốn đời thật!

Cụm từ "Rối loạn chơi game trên internet" đã được đề cập trong Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê về rối loạn tâm thần Hoa Kỳ, và nó được đề cập như một "vấn đề cần nghiên cứu thêm", có nghĩa là các nhà khoa học vẫn chưa đồng ý với quan điểm rằng nghiện game là một vấn đề tâm lý giống như bệnh tâm thần phân liệt, mà thay vào đó có một lý do nào đó khiến người chơi chủ động đến với game.

Cuốn sổ tay đưa ra yêu cầu để một người được chẩn đoán là nghiện game, rối loạn chơi game phải thỏa mãn 5 trong số 9 vấn đề được liệt kê sau đây: Nói dối về khoảng thời gian chơi game. Gây ảnh hưởng đến công việc, sự nghiệp và học tập. Tìm đến game để làm giảm lo âu. Họ cũng phải cảm thấy không ổn về chính quá trình chơi game quá dài của bản thân nhưng không biết làm cách nào để sửa chữa...

Khoa học chứng minh nhiều người đắm chìm vào game không phải do "nghiện", mà là để chạy trốn đời thật!

Để tìm hiểu việc phát triển quá mạnh của chứng rối loạn chơi game dựa trên những tiêu chí kể trên, Netta Weinstein của trường đjai học Cardiff, nước Anh và các đồng sự của cô đã sử dụng thông tin của 2.316 người trên 18 tuổi, những người chơi game thường xuyên. Những người được phỏng vấn được điền vào một bản câu hỏi với những vấn đề liên quan đến sức khỏe và cuộc sống của họ. Ở những ngày đầu của cuộc thử nghiệm, chỉ có 9 người được hỏi cho rằng họ có 5 trong số 9 triệu chứng của việc nghiện game. Thế nhưng sau 6 tháng điều tra, không còn ai trong số họ gặp phải những vấn đề đó nữa, điều này đồng nghĩa với việc họ cũng không bị liệt vào danh sách những người bị rối loạn chơi game.

Khoa học chứng minh nhiều người đắm chìm vào game không phải do "nghiện", mà là để chạy trốn đời thật!

Trong khi đó cũng không thiếu những người khác chơi game rất nhiều nhưng lại không cảm thấy mệt mỏi khó chịu vì lựa chọn đó của bản thân. "Chúng tôi không thấy bất kỳ ai có vấn đề về sức khỏe và tâm lý do game gây ra trong cuộc điều tra này. Rõ ràng kết quả của cuộc điều tra cho thấy để đánh giá một người có bị nghiện game hay không, cần làm rõ cả vấn đề họ bỏ bao nhiêu tiền bạc, công sức và thời gian vào game, so sánh với những chứng nghiện khác như ma túy chẳng hạn."

Khoa học chứng minh nhiều người đắm chìm vào game không phải do "nghiện", mà là để chạy trốn đời thật!

Một số người được nhóm điều tra chỉ ra rằng, khi họ chơi game trong một khoảng thời gian dài, họ bất ngờ chứng tỏ bản thân không hạnh phúc hoặc không thỏa mãn với một vài khía cạnh trong cuộc sống, ví dụ như các mối quan hệ tình cảm hay chưa hài lòng với sự nghiệp. Điều này chứng minh rằng, khi cuộc sống thật không thỏa mãn được con người, họ nhiều khả năng sẽ tìm đến game để giải tỏa cảm xúc. Và nếu họ làm như vậy, không thể gọi họ là những kẻ nghiện game được.

Theo Tri Thức Trẻ

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Lên đầu trang