Bạo lực, hung hăng hay bỏ học có phải do chơi game mà ra?

Trò chơi điện tử (game) là cách giải trí phổ biến trong cuộc sống. Tuy nhiên, đang có rất nhiều tranh cãi xoay quanh lợi ích và tác hại của loại hình thư giãn này.

Sau hàng loạt sự kiện bi thảm như vụ xả súng tại một trường học ở Florida, có người cho rằng mức độ bạo lực của các trò chơi điện tử đã hình thành suy nghĩ ở những người trẻ tuổi. Giới chính trị Mỹ bày tỏ sự quan ngại về vấn đề này và đề nghị mở cuộc điều tra.

Bạo lực, hung hăng hay bỏ học có phải do chơi game mà ra?

Tại Việt Nam, các bậc phụ huynh cũng thường đổ lỗi cho trò chơi điện tử và nói rằng chúng tác động tiêu cực đến con của họ. Trong khi đó, nhiều người lại chỉ ra một tựa game mang lại nhiều lợi ích như: cải thiện khả năng tập trung và xử lý thông tin bằng thị giác.

Bạo lực, hung hăng hay bỏ học có phải do chơi game mà ra?

Rất nhiều câu hỏi đang cần được giải đáp: Game có gây ra bạo lực và chúng có gây nghiện không? Có phải game là cách giải trí lành mạnh và liệu có thể cải thiện tốc độ xử lý của não? Để làm rõ vấn đề, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện tại Mỹ (quốc gia xảy ra nhiều vụ giết người bằng súng) và dưới đây là những thông tin quan trọng được Business Insider đúc kết lại.

1. Nhiều trẻ em và người lớn chơi trò chơi điện tử

Điều đó có nghĩa là game không chỉ thu hút người trẻ tuổi. Cuộc khảo sát 4.000 hộ gia đình ở Mỹ cho ra kết quả như sau:

- 65% hộ có ít nhất một thành viên chơi game từ ba giờ mỗi tuần, tuổi trung bình của người chơi là 35 tuổi.

- Trong những người chơi game, có nhiều phụ nữ trưởng thành (31%) hơn là trẻ em – thiếu niên là nam giới dưới 18 tuổi (18%).

- 59% người chơi là nam giới, 41% là nữ.

2. Chơi game quá nhiều có thể gây nghiện?

Tổ chức Y tế Thế giới đang cân nhắc thêm “rối loạn khi chơi game” vào danh sách các triệu chứng tâm thần trong bản cập nhật tiếp theo về Phân loại Bệnh tật Quốc tế (ICD).

Cụ thể, hành vi chơi game có thể gọi là rối loạn nếu người dùng không thể kiểm soát thói quen chơi, ưu tiên chơi game hơn nhiều các sở thích – hoạt động khác, liên tục chơi mặc dù hậu quả tiêu cực rất rõ ràng.

Bạo lực, hung hăng hay bỏ học có phải do chơi game mà ra?

Một số nhà nghiên cứu lại không chắc chắn về việc trò chơi gây nghiện. Họ cho rằng chơi game nên được nhìn nhận như một cơ chế đối phó bất thường với tình trạng trầm cảm hoặc lo lắng.

3. Mối liên hệ giữa game bạo lực và nạn bạo lực

Liệu game mang tính bạo lực có là nguyên nhân dẫn đến nạn bạo lực? Câu trả lời dường như là không bởi những minh chứng sau đây:

- Game bạo lực không làm tăng tỷ lệ phạm tội

Sau khi các trò chơi bạo lực phổ biến được phát hành, tỷ lệ tấn công và giết người nghiêm trọng lại có xu hướng giảm.

Giới nhà khoa học nghĩ rằng, người chơi bớt hung hăng khi chơi game bạo lực, trong khi một số chuyên gia khác nhận định: Người hung hăng tìm kiếm game bạo lực để chơi thay vì thực hiện hành vi có thể dẫn đến phạm tội.

Bạo lực, hung hăng hay bỏ học có phải do chơi game mà ra?

- Hung thủ trong những vụ xả súng có vẻ ít quan tâm đến game bạo lực:

Chỉ 20% số tay súng phạm tội tại trường học đã chơi game bạo lực.

- Trong quãng thời gian game bạo lực phổ biến, nạn bạo lực ở lứa tuổi thanh thiếu niên đã liên tục giảm:

Tỷ lệ bạo lực thanh thiếu niên đã giảm 29 % trong giai đoạn 2002 - 2014.

4. Ích lợi của trò chơi điện tử

- Cải thiện khả năng xử lý hình ảnh

Trò chơi điện tử (đặc biệt là game bắn súng) có thể “đào tạo” kỹ năng xử lý hình ảnh, cải thiện khả năng quan sát và tìm kiếm vật thể trong bối cảnh bị phân tâm, qua đó thực hiện các tác vụ trực quan tốt hơn.

Bạo lực, hung hăng hay bỏ học có phải do chơi game mà ra?

- Tăng khả năng tập trung

Người chơi game bắn súng có thể lọc thông tin gây nhiễu tốt hơn khi thực hiện nhiệm vụ đòi hỏi sự chú ý và ít bị phân tâm bởi các yếu tố thị giác khác.

- Tăng cường sự phối hợp giữa tay và mắt

Người chơi game và người không chơi game (kể cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, không nhất thiết phải là game hành động kết hợp tầm nhìn) được yêu cầu hoàn thành công việc về kỹ năng vận động mà họ chưa từng thấy.

Ban đầu, cả hai bên thực hiện khá tương đồng, sau đó cải thiện theo thời gian, nhưng khi kết thúc thử nghiệm, nhóm game thủ lại có kết quả chính xác hơn.

Bạo lực, hung hăng hay bỏ học có phải do chơi game mà ra?

- Ích lợi của game

Cải thiện khả năng giải quyết vấn đề

Những đứa trẻ chơi game giải đố hay game chiến lược - nhập vai sau đó đã phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, cho thấy sự liên kết nhất định giữa game và quá trình cải thiện kỹ năng này.

- Tăng tính sáng tạo

Trẻ em chơi game điện tử có khuynh hướng sáng tạo hơn những đứa trẻ không chơi, bất kể là thể loại game gì. Điều tương tự cũng đúng khi chúng sử dụng công nghệ khác, chẳng hạn như điện thoại di động hoặc internet.

- Thư giãn

Khi chơi game, chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái hơn, những phản ứng cảm xúc trở nên tích cực hơn. Đặc biệt, các trò chơi như ghép hình có thể làm giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng.

Bạo lực, hung hăng hay bỏ học có phải do chơi game mà ra?

- Chơi game giúp thư giãn

Trò chơi gợi lên nhiều cảm xúc tích cực và tiêu cực, bao gồm sự hài lòng, thư giãn xen lẫn thất vọng và tức giận. Trải qua những cảm xúc này trong game giúp mọi người điều khiển cảm xúc, học cách đương đầu với tình huống và thách thức bản thân.

- Hồi phục sau chấn thương tâm lý

Công nghệ thực tế ảo (VR) được dùng để giúp người bệnh hồi phục từ PTSD (rối loạn stress sau chấn thương tâm lý), chẳng hạn như vượt qua nỗi ám ảnh ma túy và học cách chống chịu cơn nghiện.

Ngoài ra, VR cũng được sử dụng như thuốc giảm đau giúp người dùng quên đi nỗi đau họ đang phải đối mặt trong quá trình phẫu thuật.

5. Các tác động khác của trò chơi điện tử

- Càng chơi game nhiều, càng dễ bị béo phì

Khá dễ hiểu khi càng ngồi nhiều, ít vận động thì sẽ càng dễ tăng cân. Điều này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe sau này.

Bạo lực, hung hăng hay bỏ học có phải do chơi game mà ra?

- Chơi game nhiều gây béo phì

Tuy nhiên, yếu tố kinh tế xã hội và nhân khẩu học có ảnh hưởng đến béo phì nhiều hơn là chơi game.

- Trẻ em chơi game về thể thao sẽ có xu hướng chơi thể thao

Các trò chơi sẽ cung cấp kiến thức về thể thao, từ đó mang lại sự tự tin giúp trẻ em tham gia vào hoạt động thể thao nhiều hơn trong cuộc sống thực.

- Hiệu ứng tâm lý có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ chơi

Trẻ em chơi ít hơn 1 giờ mỗi ngày thì cảm thấy thỏa mãn hơn trẻ không chơi hoặc chơi từ 1 đến 3 tiếng. Chúng cũng gặp ít vấn đề về tình cảm và có nhiều khả năng sẽ giúp đỡ người khác hơn.

Kết

Trò chơi điện tử có thể giúp mọi người thư giãn, thách thức bản thân, thậm chí tăng khả năng nhận thức. Tất nhiên, chơi game quá nhiều là không tốt. Nhưng nhìn chung, trò chơi điện tử vẫn chỉ là một hình thức giải trí chứ không phải nguyên nhân dẫn đến bạo lực. Bạn có đồng tình với quan điểm này?

Tham khảo businessinsider

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Lên đầu trang