10 thí nghiệm tàn nhẫn nhất nhân danh khoa học bị lịch sử chôn giấu đi mà bạn vẫn thường biết qua thế giới game

Nền y học ngày nay chắc chắn đã tiến bộ và hiện đại hơn rất nhiều so với trước kia, nhưng để phát triển như hiện tại thì cái giá phải trả là gì?

 

1. Chọc dò sống lưng ở những trẻ em không mong muốn

568978 v1

 

Những kỹ thuật giải phẫu hiện đại của ngày nay gần như không hề tồn tại vào những năm cuối thế kỉ thứ 19. Việc của các bác sĩ thời đó là khám phá, tìm tòi những phương thức mới để có thể hiện đại hóa ngành y học, đưa việc chữa bệnh lên một tầm cao mới. Nhưng Arthur Howard Wentworth đã vô cùng tàn nhẫn khi thử nghiệm những nghiên cứu của mình lên một đứa trẻ không hề biết chuyện gì đang xảy ra.

Ca chọc dò sống lưng đầu tiên do chính Arthur tiến hành là cho một em bé 2 tuổi bị viêm màng não mà không hề có bất kì sự đồng ý nào từ phía gia đình của bé. Trước thời điểm này, việc chọc dò sống lưng để chẩn đoán cũng như chữa bệnh còn là một khái niệm khá mới lạ. Tuy nhiên, Arthur đã rất chắc chắn quy trình này an toàn, nhưng sự thật không phải như vậy. Trong suốt quá trình giải phẫu là những tiếng la hét, khóc lóc, đầy rẫy những tiếng kêu than tưởng chừng như tuyệt vọng. Có một lúc cô bé đã gần như chết đi, Arthur phải tiêm cho em một hỗn hợp gồm rượu brandy và ether (một hợp chất hữu cơ) để giữ em sống và tiếp tục việc giải phẫu. Tuy nhiên, nhờ vào phép màu nào đó mà cô bé đã sống sót, và Arthur hứa sẽ không bao giờ làm vậy… chỉ với đứa trẻ đó.

Sau ca giải phẫu đầu tiên đầy thảm họa, Arthur tiếp tục thực hiện chọc dò sống lưng với 29 đứa trẻ khác mà không xin phép với bất kì phụ huynh nào. Những “nghiên cứu” của Arthur được bảo vệ dưới danh nghĩa khoa học, và thật ra cũng được một số các nhà khoa học khác ủng hộ. Nhưng phần lớn dân chúng không hề ủng hộ việc này. Do sức ép đến từ dư luận, Arthur buộc phải từ chức và bỏ đi bằng tiến sĩ của mình. Và cũng từ đó mà thượng nghị viện ở Boston bắt đầu những yêu cầu về việc hình sự hóa tất cả các hình thức thử nghiệm trên phụ nữ mang bầu và trẻ nhỏ.

2. Thử nghiệm giang mai ở Tuskeegee

hqdefault

 

Vụ thử nghiệm ở Tuskeegee có lẽ là một trong những sự kiện tai tiếng nhất trong lịch sử y học của nước Mỹ. Được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 1932 đến năm 1972 bởi Dịch vụ Y Tế cộng đồng Mỹ, mục đích của những thử nghiệm ở Tuskeegee là để xem những hậu quả mà bệnh giang mai sẽ để lại nếu không được chữa trị. Đối tượng thử nghiệm bao gồm 622 thanh niên da đen đến từ Tuskeegee, 431 trong số họ đã mắc bệnh giang mai từ trước.

Khi bắt đầu cuộc thử nghiệm, những đối tượng này bị lừa rằng việc thử nghiệm sẽ kéo dài trong 6 tháng, trong khi thực chất dự định sẽ kéo dài trong 40 năm. Họ sẽ được chăm sóc miễn phí, bảo hiểm mạng sống, và nhiều lợi ích khác khi tham gia. Sau khi số người bị giang mai tăng lên, những dịch vụ y tế cung cấp cho họ cũng dừng, ngay cả sau khi penicilin ra đời, những con người khốn khổ này cũng không hề được chữa trị. Vào năm 1972, sau một vụ rò rỉ tin tức làm cho vụ việc bùng nổ, Mỹ đã phải cho dừng việc thử nghiệm này lại, nhưng lúc đó thì đã quá muộn. 1/3 số đàn ông tham gia đã chết vì giang mai, 40 người vợ của họ cũng mắc bệnh giang mai, và đã có 19 đứa trẻ sinh ra bị giang mai bẩm sinh.

3. Đơn vị 731

unit 731 complex

 

Đơn vị 731 là một đơn vị nghiên cứu và phát triển vũ khí hóa-sinh của Quân đội Hoàng gia Nhật Bản. Nơi này đã tiến hành vô số những thí nghiệm kinh khủng lên cơ thể con người trong chiến tranh thế giới thứ hai. Đây được coi là một trong những tội ác chiến tranh khét tiếng nhất của người Nhật. Trong suốt thời gian diễn ra thế chiến thứ hai, đã có hơn 10.000 người bị bắt làm tù binh để thử nghiệm, hơn 95% trong số đó đã chết, bao gồm từ lính đến dân thường ở khắp nơi, Đông Nam Á, khu vực Thái Bình Dương cũng như một số nhỏ tù nhân chiến tranh. Theo như những hội thảo tổ chức sau chiến tranh, đã có hơn 580.000 người chết do thử nghiệm vi khuẩn, hơn 200.000 cái chết do vũ khí hóa sinh.

Những “vật thí nghiệm” của đơn vị 731 đã phải trải qua những cơn ác mộng như giải phẫu không gây mê, thử nghiệm các loại trùng vi khuẩn, kí sinh, hiếp dâm và phá thai một cách ép buộc. Theo lời khai của một tên cảnh vệ ở đơn vị 731, những người bị giang mai sẽ phải truyền bệnh cho những người “sạch” thông qua con đường tình dục, bất cứ sự kháng cự nào cũng sẽ bị xử bắn; các vật thí nghiệm phải mặc một bộ đồ bó màu trắng, chỉ hở mặt và các cơ quan sinh dục. Sau khi bệnh đã được truyền nhiễm thành công, các bác sĩ sẽ tiến hành giải phẫu cơ thể ở các giai đoạn của bệnh để so sánh nội tạng. Ngoài ra, những nạn nhân bị đơn vị 731 bắt cũng phải trở thành đối tượng thử nghiệm cho nhiều loại vũ khí khác nhau.

4. Sự dạy dỗ tàn nhẫn

image566885x

 

Vào năm 1939, ở Davenport, Iowa, giảng viên đại học Wendell Johnson cùng học sinh của mình, Mary Tudor tiến hành một cuộc thử nghiệm với 22 trẻ em mồ côi - một cuộc thử nghiệm mà đến bây giờ vẫn còn gây tranh cãi vì sự vô nhân tính của nó.

Johnson bắt đầu cuộc thử nghiệm bằng cách chia 22 trẻ em ra thành 2 nhóm bằng nhau. Ở nhóm thứ nhất, Johnson tập nói cho chúng, khen chúng và khuyến khích khả năng diễn thuyết cũng như trình bày ý tưởng thành lời, những đứa trẻ này phát triển một cách bình thường, không khó khăn gì cả. Tuy nhiên, ở nhóm thứ hai, Johnson cùng vị học trò của mình lại chuyển sang thái độ chỉ trích, khắt khe ngay cả với những lỗi phát biểu nhỏ nhất, những đứa trẻ nói lắp bắp sẽ bị chửi mắng, khinh miệt, cười chê và thậm chí là bị lấy ra để làm trò đùa. Những đứa trẻ này lớn lên trong nỗi sợ hãi bị cười chê, hình thành nên những khiếm khuyết về giọng nói cũng như phát âm. Từ những đứa trẻ đã có thể phát triển bình thường, Johnson đã gây khuyết tật cho chúng suốt phần đời còn lại.

Việc thử nghiệm tâm lý này đến nay vẫn gây tranh cãi vì mặc dù không ai có thể từ chối sự vô nhân đạo ở Johnson, nhưng qua cuộc thử nghiệm này, con người nói chung đã có thể có một cái nhìn tổng quát hơn về mối liên kết giữa những sang chấn tâm lý và sự hình thành những khuyết tật ở não, dẫn đến khiếm khuyết trong cách nói.

5. Căn phòng thử nghiệm vũ khí hóa sinh lên những tù nhân

download

Khi cuộc chiến tranh lạnh đang ở thời kì đỉnh cao vào năm 1965, những nhà khoa học của lực lượng Xô Viết đã tạo ra một loại khí độc không màu, không mùi mang tên C2 và quyết định sẽ thử nghiệm trên những tù nhân bị bắt thời chiến tranh.

Những nhà khoa học cho nhốt những tên tù binh này lại trong một căn phòng và gọi nó là “The Chamber”. Căn phòng này sau đó sẽ bị phun đầy loại khí độc không màu, không mùi đang còn thử nghiệm kia. Tuy nhiên, thí nghiệm không dừng lại ở đó, những nhà khoa học đã sử dụng các chất khác như khí mù tạt để làm chất xúc tác, tăng hiệu ứng của loại khí độc thử nghiệm.

Những kết quả thu được sau khi cuộc thử nghiệm kết thúc là những tên tù nhân bị biến dạng toàn cơ thể và chết sau 15 phút chỉ vì tiếp xúc với thứ khí độc kia.

6. Dự án Artichoke

 

maxresdefault

 

Vào giữa những năm 1950, Cơ quan Tình báo Trung ương của Mỹ (CIA) đã bắt đầu một loạt những thí nghiệm để cố gắng trả lời câu hỏi, “Liệu chúng ta có thể điều khiển một cá nhân thông qua đầu óc của họ đến mức họ sẽ làm mọi điều kể cả là trái với quy luật tự nhiên?”, một trong những thí nghiệm này là dự án Artichoke, CIA đã nghiên cứu tác dụng của việc thôi miên, các loại thuốc có tác dụng đối với não (Xanax,…) và sử dụng những biện pháp hóa sinh để ám thị suy nghĩ nạn nhân. Mặc dù dự án này đã bị ngưng vào giữa những năm 1960, nhưng đây chính là tiền đề cho vô vàn những dự án sau này có liên quan đến việc điều khiển trí óc.

7. Tâm lý của những người quan hệ nơi công cộng

 

30 tea room sex study 714x1024 714x1024

 

Nhà xã hội học Laud Humphreys thường có những băn khoăn rất lớn về sự đồng tính, cụ thể là tại sao người đồng tính nam lại có thể gặp nhau ở những nơi công cộng, thực hiện những hành động tình cảm mà không thật sự biết gì về nhau? Từ suy nghĩ này, ông quyết định trà trộn vào giới đồng tính nam, theo dõi họ để viết luận án tiến sĩ cho mình. Trong suốt quá trình nghiên cứu, ông tiếp cận những người đồng tính nam, giả danh bác sĩ để tra hỏi họ về hoàn cảnh gia đình, công ăn việc làm cũng như địa vị xã hội. Chính vì Laud mà phần lớn những người đồng tính thời đó đều cảm thấy không an toàn về việc sống thật với chính bản thân mình.

Khi luận án của ông được công bố, rất nhiều người đã phản đối hành động đó vì nó vi phạm quyền riêng tư ở mức độ cao nhất, nhưng cũng khó có ai có thể phủ nhận rằng chính nhờ những nghiên cứu của Laud mà chúng ta mới có thể suy nghĩ lại về những định kiến mà xã hội dành cho người đồng tính.

8. Chất độc màu da cam

54863

Từ năm 1965 đến năm 1966, một vị bác sĩ da liễu tên Albert Kligman đã dùng một khoản tiền tài trợ lớn để thử nghiệm tác dụng của chất độc màu da cam, một loại chất dùng để diệt trừ sâu bọ lên những tù nhân ở nhà tù Holmesburg. Để thử nghiệm, Kligman đã cho những tù nhân này một lượng thuốc lớn hơn 468 lần mức con người có thể chịu được. Những tù nhân xấu số sau đó bắt đầu phải chịu những cơn đau kéo dài, lở loét gần như khắp cơ thể, kể cả vùng kín.

Nhưng điều đáng sợ nhất là khi Kligman bước vào một căn phòng có những người ông đã thử nghiệm, ông nói rằng trước mắt ông là “những mẩu da người dị hợm”. Không chỉ dừng lại ở những nạn nhân ban đầu, đối với gia đình có con mà bố hoặc mẹ bị nhiễm chất độc màu da cam thì sẽ được sinh ra với những dị tật bẩm sinh, nhìn không thể không xót xa.

9. Dự án chuyển đổi giới tính

clockwork big

 

Vào năm 1971, tiến sĩ Aubrey Levin dẫn đầu một cuộc thử nghiệm ở Nam Mỹ với mục đích “chữa” đồng tính ở những người lính Nam Mỹ. Những chàng trai đồng tính bị ép buộc phải nhập ngũ sẽ được gửi đến một bệnh viện quân đội với cái tên Ward 22 và phải trải qua những hình thức trị liệu như sốc điện cao thế, dùng hóa chất và thậm chí là phẫu thuật chuyển giới.

Đã có hơn 900 người bị nhóm nghiên cứu của Levin hành hạ kể cả về thể xác lẫn tinh thần nhưng cuối cùng vẫn không thể thay đổi điều gì. Nhưng điều khó tin nhất có lẽ là cho đến năm 2010, Levin vẫn đang dạy ngành dược cho một trường đại học ở Canada. Điều này chắc đã làm bạn mất đi một chút niềm tin vào các bác sĩ phải không?

10. Bác sĩ William Beaumont và những thí nghiệm về dạ dày

st martin injury

Vào năm 1822, một người đàn ông ở Michigan tên Alexis St. Martin, đã bị bắn vào khu vực gần dạ dày. May mắn làm sao, ông đã sống sót, nhưng vết thương chưa bao giờ lành hẳn. Thấy được cơ hội trong sự kiện hi hữu này, một vị bác sĩ tên William Beaumont đã thực hiện những thí nghiệm để có được những cái nhìn tổng quát hơn về quá trình tiêu hóa. William buộc thức ăn vào một sợi dây và đưa lượng thức ăn đó vào dạ dày của Martin thông qua lỗ đạn, gây ra đau đớn tột cùng cho Martin. Cứ vài giờ, Martin kéo sợi dây ra để xem lượng thức ăn còn lại và nghiên cứu chúng. Tuy đây là một thí nghiệm không hề nhân đạo một chút nào, nhưng William chính là người đã mở cánh cửa để con người có thể hiểu thêm về hệ thống tiêu hóa, cũng là bước đầu chứng minh rằng tiêu hóa là một quá trình hóa học.

Nguồn bài: Tổng Hợp

Dịch: Lostbird.vn

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Lên đầu trang