Splinter Cell: Blacklist - Người chơi vào vai siêu điệp viên chỗng lại tổ chức The Engineers

Một lần nữa, game thủ sẽ được trở lại nhập vai siêu điệp viên Sam Fisher để chống lại những thành phần khủng bố.

Splinter Cell: Blacklist, hãng phát triển non trẻ Ubisoft Toronto tỏ rõ ý muốn làm vừa lòng tất cả, lấp đầy khoảng cách giữa 2 lối chơi chiến thuật và súng đạn rất khác nhau đó bằng những cách tiếp cận đa dạng và đầy tính tưởng thưởng cho từng màn chơi. Đáng ngạc nhiên là kế hoạch này vận hành khá trơn tru, dù chưa đủ sáng tạo để nâng trò chơi lên tầm cao mới.

Splinter Cell: Blacklist - Người chơi vào vai siêu điệp viên chỗng lại tổ chức The Engineers


Một lần nữa, game thủ sẽ được trở lại nhập vai siêu điệp viên Sam Fisher, dù rằng đây là Sam rất khác so với anh chàng Sam mà chúng ta đã biết trong suốt bao năm qua. Sam đã được "tặng" một giọng nói mới và diện mạo bề ngoài trẻ trung hơn. Một tổ chức khủng bố tự xưng là The Engineers đột ngột tấn công vào căn cứ quân sự Hoa Kì trên đảo Guam và đe dọa cứ mỗi tuần sẽ thực hiện một cuộc tấn công lên địa phận Mĩ chừng nào quốc gia này chịu rút hết quân đội của mình về nước. Sam tình cờ có mặt trên đảo Guam ngay tại thời điểm diễn ra cuộc tập kích bất ngờ và được người bạn Victor Coste cứu khỏi bị thương, song chính Victor lại chịu thương tích nặng. Cuộc chiến chống khủng bố trở nên "riêng tư" với Sam (như mọi khi), và với tổ chức Fourth Echelon cùng đội phụ tá mới được thành lập, người hùng của chúng ta lập tức tham chiến từ căn cứ di động trên không.

Splinter Cell: Blacklist - Người chơi vào vai siêu điệp viên chỗng lại tổ chức The Engineers 2



Người chơi hoàn toàn có thể khoác lên mình một cây súng máy mạnh mẽ nếu như thích chơi kiểu "cơ bắp". Song hãy nhớ rằng Blacklist luôn trao cho bạn cơ hội hạn chế tối đa xung đột và không tốn 1 viên đạn nào nếu như đó là cách bạn muốn thưởng thức trò chơi. Mặc dù vẫn còn đâu đây bóng dáng của Conviction với 2 hệ thống Mark & Execute và Last Known Position, đây có thể coi là tựa game stealth đúng chất y như Chaos Theory ngày xưa. Xét cho cùng thì Splinter Cell vẫn là thương hiệu game hành động lén lút, và trên thực tế thì chơi kiểu lén lút trong game cũng được hưởng lợi hơn, khi mà game thưởng điểm nhiều nhất cho những ai chơi kiểu Ghost - tức hoàn toàn không để Sam bị phát hiện - mặc dù đây là cách chơi không dễ dàng gì. Những fan gạo cội của dòng game ắt hẳn cũng sẽ hứng thú với độ khó "điên đảo" Perfectionist - loại bỏ rất nhiều hệ thống hữu ích của Blacklist và biến kẻ địch thành những cỗ máy giết người có nhãn quan của... diều hâu, đem tới trải nghiệm Splinter Cell thật sự thuần chất, không pha trộn.


Mặt khác, ở những mức thiết lập độ khó thấp như Normal hay thậm chí là Realistic, thiên hướng thiết kế tự do và đề cao tính thử nghiệm, khám phá của Ubisoft Toronto lại khiến trò chơi trở nên đa dạng và dễ tiếp cận. Cơ chế di chuyển được cải tiến cũng sẽ giúp ích không nhỏ cho những tân binh của dòng game; việc trượt, lăn từ chỗ nấp này sang chỗ nấp khác, auto - cover, nhảy quả rào chắn và bật bám lên các gờ tường giờ đây có thể được thực hiện khá dễ dàng chỉ bằng một nút bấm. 

Splinter Cell: Blacklist - Người chơi vào vai siêu điệp viên chỗng lại tổ chức The Engineers 3


Sự tương phản giữa 2 đội chơi là khá rõ ràng: Các điệp viên yếu thế hơn phải dùng đến "mưu mẹo", phản xạ nhanh nhạy để có thể sống sót, trong khi nhóm lính săn lùng ở phía bên kia chiến tuyến vượt trội về hỏa lực nhưng lại rất "mong manh" trước những pha ám sát lén lút bởi tầm nhìn của họ tương đối hạn chế. Đây vẫn có thể được xem là một trong những chế độ chơi nhiều người sáng tạo nhất từ trước tới nay, dạng deathmatch nhưng độc đáo và hấp dẫn hơn nhiều. Mục chơi này có thể rất khó nếu không được làm quen từ trước, vì tính đặc thù của nó nên có lẽ sẽ không được phổ biến rộng rãi, song chắc hẳn đối với người hâm mộ của dòng game thì đây là màn "đổi gió" không thể bỏ lỡ.


Splinter Cell: Blacklist đã đi nước cờ đúng đắn xét trên phương diện cách tiếp cận, các lựa chọn chơi và đã phần nào san lấp được khoảng cách mênh mông giữa lối chơi thận trọng của Chaos Theory và phong cách hành động lạ lẫm của Conviction, kết thành một khối đồng nhất có thể làm vừa lòng fan của cả 2 thể loại chơi. Sự "lấn sân" sang những lĩnh vực khác đã phần nào khiến cho độ lôi cuốn của game bị sứt mẻ, song chỉ chừng đó thôi là không đủ nghiêm trọng để làm giảm đi giá trị của sản phẩm stealth đặc sắc, bất kể bạn chơi game theo cách nào đi nữa.

 

System Requirements

Minimum
 

  • OS: Windows XP/Vista/7
  • Processor: Intel Core 2 Duo @ 2.2 Ghz / AMD Athlon 64 X2 4800+
  • Memory: 2 Gb
  • Hard Drive: 25 GB free
  • Video Memory: 512 Mb
  • Video Card: nVidia GeForce 8800 / ATI Radeon HD 4850
  • Sound Card: DirectX Compatible
  • DirectX: 9.0c


Recommended
 

  • OS: Windows 7/8
  • Processor: Intel Core 2 Quad @ 2.4 GHz / AMD Phenom II X4 @ 2.6 GHz
  • Memory: 4 Gb
  • Hard Drive: 25 GB free
  • Video Memory: 1 Gb
  • Video Card: nVidia GeForce GTX 260 / ATI Radeon HD 4870
  • Sound Card: DirectX Compatible
  • DirectX: 10

 Một số hình ảnh trong game:


Splinter Cell: Blacklist - Người chơi vào vai siêu điệp viên chỗng lại tổ chức The Engineers 4

Splinter Cell: Blacklist - Người chơi vào vai siêu điệp viên chỗng lại tổ chức The Engineers 5

Splinter Cell: Blacklist - Người chơi vào vai siêu điệp viên chỗng lại tổ chức The Engineers 6

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Lên đầu trang