LMHT: Câu chuyện Lowkey Esports nợ lương tuyển thủ và sự thật đằng sau nền công nghiệp Esports

Câu chuyện về việc Lowkey Esports nợ lương tuyển thủ và nhân viên vẫn còn đang là một chủ đề được bàn tán vô cùng sôi nổi trong suốt những ngày qua

Trong những ngày vừa qua thì câu chuyện liên quan đến việc Lowkey Esports hiện đang nợ lương của tuyển thủ đang trở thành chủ đề được bàn tán sôi nổi nhất của cộng đồng Esports quốc tế. Theo như nhiều thông tin từ nhiều phía thì tổ chức Esports đến từ Bắc Mỹ này hiện đang trên bờ vực phá sản, nhiều đội tuyển đã phải giải tán ở nhiều chi nhánh khác nhau trên thế giới.

Góc nhìn từ câu chuyện Lowkey Esports: Cuộc chơi hao tiền tốn của mang tên Thể Thao Điện Tử Chuyên Nghiệp - Ảnh 1.

Lowkey Esports bị tố cáo nợ lương tuyển thủ và nhân viên trong hai tháng cuối năm 2019,

Nguyên nhân ban đầu được xác định đó là do những định hướng phát triển sai lầm đến từ phía lãnh đạo của tổ chức này, họ đã thành lập và đứng ra tài trợ rất nhiều những đội tuyển thuộc những bộ môn khác nhau nhưng lại không đủ kinh phí để vận hành và duy trì chúng.

Một tổ chức lớn như Lowkey Esports cũng có ngày rơi vào tình trạng khủng hoảng như hiện tại đã để lại rất nhiều những câu hỏi liên quan đến những phương án vận hành của những đội tuyển Esports hiện tại, đặc biệt là tại Việt Nam khi mà khái niệm về Esports chuyên nghiệp vẫn đang còn khá mơ hồ.

LMHT Chuyên nghiệp - một canh bạc tiền tỷ vô cùng may rủi

Số tiền lên đến 1,5 tỷ đồng hiện tại mà Lowkey đang nợ Artifact cùng với những người đồng đội của anh, chưa kể những nhân viên thuộc LK Vietnam chỉ là một khoảng tiền 2 tháng chưa thanh toán mà thôi. Vì vậy nếu tính một phép tính đơn giản thì trong 1 năm, số tiền lương mà tổ chức Esports này phải trả cho toàn bộ những người đang làm việc cho họ không dưới 5 tỷ đồng.

Tất nhiên đây cũng sẽ là cột mốc trung bình dành cho hầu hết những đội tuyển khác tại Việt Nam, cộng với một loạt những chi phí phát sinh bất ngờ như chi phí chuyển nhượng, chi phí vận hành Gaming House, phí sinh hoạt cho các tuyển thủ (toàn bộ các team sẽ pahri chi trả 100% tiền ăn uống, sinh hoạt cho các tuyển thủ và nhân viên), chi phí vận hành học việc (như EVOS Esports)...

Nếu tính tổng hết những chi phí đó thì có thể thấy được rằng mỗi năm thì một đội tuyển Esports LMHT hiện đang thi đấu tại VCS sẽ phải tiêu tốn một khoảng kinh phí lên đến 10 tỷ VND.

Góc nhìn từ câu chuyện Lowkey Esports: Cuộc chơi hao tiền tốn của mang tên Thể Thao Điện Tử Chuyên Nghiệp - Ảnh 2.

Thành tích, danh tiếng và tiềm lực tài chính của GAM là điều mọi tuyển thủ đều mơ ước

Nếu như bạn chưa quên thì 10 tỷ đồng cũng chính là số tiền mà cựu quản lý của Sky Gaming đã nhận được khi chuyển giao đội tuyển của mình cho tổ chức thuộc Team Flash và đây cũng có thể hiểu đó là số tiền đầu tư trong vòng 1 năm của đội tuyển này.

Trong một chiều hướng ngược lại thì những đội tuyển chuyên nghiệp sẽ phải kiếm tiền như thế nào? Chắc chắn sẽ không có một doanh nghiệp hay một cá nhân nào lại bỏ ra cả chục tỉ đồng nhưng không thể thu về bất kì lợi nhuận nào rồi.

Góc nhìn từ câu chuyện Lowkey Esports: Cuộc chơi hao tiền tốn của mang tên Thể Thao Điện Tử Chuyên Nghiệp - Ảnh 3.

10 tỷ VND - là giá trị của Team Flash được hé lộ bởi cựu quản lý SGD

Một trong những cách để mà những đội tuyển có thể gỡ lại một ít vốn của mình đó chính là tiền thưởng từ những giải đấu chuyên nghiệp. Trong VCS Mùa Hè 2019 vừa qua thì tiền thường dành cho đội tuyển Vô địch, ở đây là GAM Esports đã vào khoảng 400 triệu đồng, trong khi đội tuyển xếp bét bảng là CERBERUS Esports nhận được 65 triệu đồng.

Ngoài ra GAM và Lowkey cũng nhận được một số tiền khác từ việc có thể tham dự CKTG 2019 và hiện tại chưa có con số chính xác về số tiền thưởng này (do chưa thống kê tiền thưởng thêm từ sự kiện trang phục Quán Quân), nhưng đều lên tới hàng trăm triệu đồng.

Góc nhìn từ câu chuyện Lowkey Esports: Cuộc chơi hao tiền tốn của mang tên Thể Thao Điện Tử Chuyên Nghiệp - Ảnh 4.

Danh sách tiền thưởng VCS mùa hè 2019

Tuy nhiên số tiền này thật sự chẳng thấm tháp vào đầu cả, nhưng quan trọng nhất đó chính là hiệu ứng mà nó mang lại. Nếu một đội tuyển có thứ hạng càng cao thì họ có thể có được sự nổi tiếng trong một cộng đồng lớn, nhận được những tài trợ, hợp đồng stream và quảng cáo. Hoặc một số tổ chức có thể sử dụng chính danh tiếng của đội để mở kinh doanh như áo lưu nhiệm chẳng hạn.

Cũng chính bởi lý do đó thì thành tích của một đội càng cao thì cơ hội kiếm tiền sẽ càng lớn, thậm chí là theo cấp số nhân và vượt xa hoàn toàn so với số tiền mà các đội tuyển đã bỏ ra.

Tuy nhiên để có được những thành tích đó thì họ phải bỏ ra một số tiền ban đầu cực kì lớn. Điển hình nhất là GAM đã mua lại Levi từ JD Gaming với giá 1 tỷ đồng và tiếp đến là 1 tỷ đồng nữa để có được chữ ký của Palette trong mùa giải 2020. Chỉ trong nửa năm thì GAM chính là đội tuyển đã mạnh tay bỏ ra một số tiền lớn trong thị trường chuyển nhượng của VCS,

Góc nhìn từ câu chuyện Lowkey Esports: Cuộc chơi hao tiền tốn của mang tên Thể Thao Điện Tử Chuyên Nghiệp - Ảnh 5.

Chỉ riêng giá trị chuyển nhượng của Levi đã lên tới hơn 1 tỷ đồng

Cũng tính đến thời điểm hiện tại thì trong nền LMHT Việt Nam thì chỉ có GAM Esports (được yup.gg góp vốn đầu tư và tài trợ chính) và Mocha ZD Esports của Liên Quân Mobile (được tài trợ bởi Mocha - Một sản phẩm của Viettel) là có đủ khả năng xoay sở vốn một cách lâu dài mà thôi.

Ngoài ra thì Team Flash cũng là một tổ chức lớn mạnh và có tiếng tăm đã được khẳn định trên toàn thế giới nhờ vào đinh hướng mang tính lâu dài của mình.

(Nhắc riêng về trường hợp "nợ lương" của Team Flash LMHT, thì kết quả điều tra đã cho thấy đây là vấn đề cá nhân của cựu quản lý SGD với đội tuyển này, chứ không ảnh hưởng gì tới tiềm lực của đội).

Góc nhìn từ câu chuyện Lowkey Esports: Cuộc chơi hao tiền tốn của mang tên Thể Thao Điện Tử Chuyên Nghiệp - Ảnh 6.

GAM Esports là một trong những đội tuyển Esports có đủ tiềm lực tài chính để duy trì lâu dài

Những điểm chung của các đội tuyển này đó là họ đề có thể kêu gọi được những nhà đầu tư đáng tinh cậy với danh tiếng và tiềm lực tài chính vững mạnh để đảm bảo những thành viên trong đội tuyển có thể duy trì và phát triển trong một khoảng thời gian dài.

Với những ví dụ trên thì cũng có thể thấy được rằng thế giới Thể thao điện tử chuyên nghiệp không dành cho những cá nhân, doang nghiệp không thể chi một khoảng tiền lớn ban đầu để đầu tư.

Giấc mơ Esports còn lắm chông gai

Tất nhiên không phải đội tuyển nào cũng có thể tìm được nhà tài trợ của riêng mình, điển hình nhất chính là câu chuyện của QTV khi "già dơ" dường như đã "vứt hết liêm sỉ" để đi tìm tài trợ cho QG. Tưởng chừng như một câu chuyện mang tính bông đùa nhưng nếu nhìn kỹ thì cũng có thể thấy được khó khăn khi vận hành một đội tuyển Esports lớn như thế nào.

Góc nhìn từ câu chuyện Lowkey Esports: Cuộc chơi hao tiền tốn của mang tên Thể Thao Điện Tử Chuyên Nghiệp - Ảnh 7.

Dù Vũ Ca nhắc đến việc tìm tài trợ một cách hài hước nhưng ai cũng hiểu được rằng việc vận hành một đội tuyển LMHT là vô cùng khó khăn

Nếu không có được một nhà tài trợ có tiềm lực thì tất nhiên bạn sẽ không thể có được bom tấn, và QG đã phải chiêu mộ những tài năng trẻ của Xếp hạng đơn để thi đấu. Dù là những tuyển thủ tài năng nhưng bản thân của họ vẫn chưa có thể so được với những anh lớn trong làng thế thao chuyên nghiệp được, và kết quả là QG đã phải xuống hạng.

Góc nhìn từ câu chuyện Lowkey Esports: Cuộc chơi hao tiền tốn của mang tên Thể Thao Điện Tử Chuyên Nghiệp - Ảnh 8.

Đằng sau nụ cười vô tư của các tuyển thủ trẻ, đôi khi là cả gánh nặng cơm áo gạo tiền

Nhiều người thường nói rằng game là đam mê, nhưng khi đã phải kiếm tiền bằng đam mê thì buộc game thủ sẽ phải lăn lộn với nó.

Làng VCS đã phải đón nhận rất nhiều drama lên đến hàng chục tỉ đồng nên hiện tại nhiều người vẫn còn xem nhẹ vụ việc của Lowkey Esports. Tuy nhiên trong khoảng thời gian mà Tết đang đến gần mà lương thưởng vẫn không thấy tăm hơi ở đâu thì liệu những những nhân viên và tuyển thủ đang làm việc cho Lowkey Esports liệu có còn có được một cái "Tết sum vầy", "Tết đoàn viên" hay không? 

Esports luôn được nhắc đến như một cuộc chơi đầy may rủi và lắm biến cố xảy ra nhưng ở những thời điểm này cũng chính là lúc có thể khiến cho những người tưởng chừng như bản lĩnh nhất cũng phải cảm thấy chán nản.

Góc nhìn từ câu chuyện Lowkey Esports: Cuộc chơi hao tiền tốn của mang tên Thể Thao Điện Tử Chuyên Nghiệp - Ảnh 9.

Sau một năm ngập tràn chiến tích, cứ ngỡ rằng "Hậu béo" và các đồng đội sẽ có được một cái Tết ngập tràn niềm vui...

Những thông tin xung quan vụ việc của Lowkey Esports sẽ tiếp tục được cập nhật đến cộng đồng game thủ trong thời gian sớm nhất.

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Hãng Netflix Và Kế Hoạch Đưa Nhiều Phim Trên Nền Tảng Phát Trực Tuyến Ra Rạp

Hãng Netflix Và Kế Hoạch Đưa Nhiều Phim Trên Nền Tảng Phát Trực Tuyến Ra Rạp

Nguyễn Võ Bảo Phương

Netflix - nền tảng phát trực tuyến hàng đầu thế giới, đang từng bước thử nghiệm đưa các bộ phim của mình lên màn ảnh rộng, mở ra cơ hội mới cho các tựa phim độc quyền. Gần đây, thỏa thuận hợp tác giữa Netflix và IMAX đã được công bố là bước đầu trong chiến lược này. Cùng xem nhé!

Phim Ảnh
Lên đầu trang