Mã QR truyền thống sẽ được chuyển sang mã vạch 2D vào năm 2027

Mã vạch 2D không chỉ mang đến thông tin về thực phẩm, chúng còn tiết lộ các ưu đãi khuyến mãi, nhà máy sản xuất, tích điểm và phiếu giảm giá.

Mã vạch đã là một hình ảnh quen thuộc với chúng ta trong gần 50 năm, thường xuất hiện trên bao bì của mọi mặt hàng tiêu dùng trên thế giới. Tuy nhiên, mã vạch này sẽ bị loại bỏ dần đến năm 2027 để nhường chỗ cho phiên bản tiếp theo: Mã vạch 2D. 

Không giống như mã vạch 12 chữ số tiêu chuẩn, các phiên bản 2D, trông giống như hình vuông hoặc hình chữ nhật chứa nhiều chấm nhỏ, riêng lẻ (mã QR là một phiên bản), có thể tiết lộ nhiều thông tin về sản phẩm.  

Mã QR truyền thống sẽ được chuyển sang mã vạch 2D vào năm 2027

Theo Axios, các cửa hàng sẽ có thể phản hồi ngay lập tức việc thu hồi sản phẩm và xác định các mặt hàng bị lỗi. Họ cũng có thể biết khi nào thực phẩm sắp hết hạn sử dụng và giảm giá. Các nhà bán lẻ cũng có thể mong đợi các mã này sẽ cải thiện đáng kể việc kiểm soát hàng tồn kho của họ Các mã 2D cũng mang lại nhiều lợi ích cho người dùng. Ví dụ: khi quét lên bao bì một mặt hàng thực phẩm nào đó bằng điện thoại, chúng sẽ cung cấp thông tin như thành phần, công thức nấu mà thực phẩm có thể sử dụng được, cũng như các chất gây dựi ấ và nơi sản xuất. 

Mã vạch 2D không chỉ mang đến thông tin về thực phẩm, chúng còn tiết lộ các ưu đãi khuyến mãi, nhà máy sản xuất. QR 2D cũng có thể cấp quyền truy cập vào điểm khách hàng thân thiết, trò chơi và phiếu giảm giá. 

Kể từ lần đầu tiên chúng được sử dụng để dán nhãn các bộ phận ô tô tại các nhà máy Nhật Bản vào năm 1994, mức độ phổ biến của mã QR đã tiếp tục tăng lên và việc sử dụng chúng bùng nổ trong thời kỳ đại dịch.

 

Mã QR truyền thống sẽ được chuyển sang mã vạch 2D vào năm 2027 2

Puma là công ty đầu tiên thông báo rằng họ đang sử dụng mã vạch 2D trong các cửa hàng và sản phẩm của Mỹ, Chúng sẽ liên kết đến thông tin về chất liệu của giày thể thao và thông tin của công ty. Trên bình diện quốc tế, các mã này đang được sử dụng ở Nhật Bản, Úc và New Zealand ở các thực phẩm độ tươi và thời hạn sử dụng của thực phẩm. Ở những nơi khác, EU đã bỏ phiếu sử dụng chúng để cấp thị thực, cải thiện các rủi ro bảo mật liên quan đến nhãn dán thị thực giả mạo và bị đánh cắp, đồng thời giúp khách du lịch dễ dàng đăng ký hơn.

GS1, tổ chức tiêu chuẩn phi lợi nhuận của Mỹ giám sát ngành mã vạch, đứng sau nỗ lực "Sunrise 2027" chuyển hoàn toàn sang mã vạch 2D vào năm 2027. Gần đây, tổ chức này đã phát hành bộ công cụ kiểm tra khả năng mã vạch cho các nhà bán lẻ để đánh giá mức độ sẵn sàng của họ đối với việc chuyển sang 2D.

Bài viết đọc nhiều nhất

Lên đầu trang