Loạt hình ảnh tràn lan trên MXH về đại thảm họa cháy rừng ở Úc: Giải cứu kangaroo, cô bé và bức tường lửa... đều không phải là thật

Lợi dụng sự kiện Đại thảm họa cháy rừng ở Úc, nhiều người đã đăng tải và truyền bá những hình ảnh không đúng với sự thật. Vì thế hãy cảnh giác với những gì bạn được nhìn thấy!

25 người đã thiệt mạng trên toàn Australia, hơn 2.000 ngôi nhà đã bị phá huỷ, trong đó có 1.588 ngôi nhà tại New South Wales. Hơn 7,3 triệu héc-ta đất đã bị thiêu rụi tại 6 bang. Chừng ấy con số thống kê cũng đã đủ nói lên sự tàn khốc của Đại thảm họa cháy rừng ở Úc suốt mấy tháng trời qua. Cũng trong những ngày vừa qua, hình ảnh, tin tức về vụ cháy rừng luôn được cập nhật không chỉ qua các hãng thông tấn báo chí mà còn cả trên nhiều nền tảng mạng xã hội nữa. Và liệu có bao nhiêu người sẽ kiểm chứng độ xác thực của những tin tức, hình ảnh này? Có rất nhiều tin tức giả khiến cho người xem dễ bị hiểu nhầm hoặc không tiếp nhận đúng sự thật. Vì thế mà trang AFP Fact Check đã tổng hợp lại những fake news đang được chia sẻ gần đây trên mạng xã hội.

Bức ảnh con hổ đang bị thiêu cháy?

Đại thảm họa cháy rừng ở Úc đã thiêu chết hơn nửa tỷ cá thể động vật ở quốc gia này, vì thế mà những bức ảnh thảm thương, kinh hoàng về thú vật rất được cộng đồng mạng quan tâm. Mới ngày 05 tháng 1 vừa rồi, đã có một bức ảnh chụp con hổ chết cháy được đăng tải lên Facebook và nhận được rất nhiều lượt tương tác, bình luận và chia sẻ. Nhiều người có vẻ đau xót, thương cảm cho con hổ tội nghiệp nhưng có một điều đáng tiếc khi đây lại là một tấm ảnh đã chụp từ rất lâu. Cụ thể là vào tháng 11 năm 2012, cảnh sát Jakarta, Indonesia đã bắt được một vụ vận chuyển và buôn bán động vật trái phép. Khi đó cảnh sát đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ xác của những con vật tội nghiệp.

Loạt hình ảnh tràn lan trên MXH về đại thảm họa cháy rừng ở Úc: Giải cứu kangaroo, cô bé và bức tường lửa... đều không phải là thật - Ảnh 1.

Bài đăng trên Facebook với nội dung ăn theo Đại thảm họa cháy rừng ở Úc nhưng hình ảnh thì không hề liên quan

Cô bé, gấu koala và tường lửa khổng lồ?

Bức ảnh một bé gái đeo mặt nạ và ôm con gấu koala, trong khi phía sau là một bức tường lửa và khói khổng lồ này được chia sẻ hàng ngàn lần trên các trang mạng xã hội như Instagram, Facebook. Nó được mọi người lầm tưởng là một bức ảnh thật nhưng thực chất đây chỉ là một sản phẩm của photoshop do nghệ sĩ Thuie tạo ra.

Trả lời AFP, Thuie nói:"Tác phẩm của tôi đang thể hiện những gì mà chúng ta đang phải trả qua. Ngọn lửa, chính nó đang gây ảnh hưởng lên rất nhiều người, không chỉ mỗi động vật mà con người cũng phải hứng chịu sự tàn phá này. Độc hại, nguy hiểm là cái mà chúng ta có thể thấy được trên chiếc mặt nạ." Cô Thuie còn nói rằng bức ảnh được tạo ra từ ảnh chụp con gái của mình đang đứng dưới nước.

Loạt hình ảnh tràn lan trên MXH về đại thảm họa cháy rừng ở Úc: Giải cứu kangaroo, cô bé và bức tường lửa... đều không phải là thật - Ảnh 2.

Sản phẩm của Thuie được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội nhưng hình ảnh này không có thật và nó gây ra nhiều sự hiểu lầm

Giải cứu kangaroo?

Có 2 video được lan truyền trên mạng xã hội trong thời gian này nhận được rất nhiều sự chú ý, hình ảnh người phụ nữ đang vuốt ve một chú chuột túi kangaroo và được chú thích rằng con vật vừa được giải cứu khỏi đám cháy tàn bạo.

Loạt hình ảnh tràn lan trên MXH về đại thảm họa cháy rừng ở Úc: Giải cứu kangaroo, cô bé và bức tường lửa... đều không phải là thật - Ảnh 3.

Nhiều người đã lợi dụng sự kiện này để đăng tải những thông tin không đúng sự thật

Loạt hình ảnh tràn lan trên MXH về đại thảm họa cháy rừng ở Úc: Giải cứu kangaroo, cô bé và bức tường lửa... đều không phải là thật - Ảnh 4.

Hãy cảnh giác với những gì bạn nhìn thấy, có thể đó là giả đấy!

Thực chất, video này được quay tại khu bảo tồn kangaroo ở Australia's Northern Territory và nó không hề bị ảnh hưởng bởi cháy rừng như mô tả.

Khu bảo tồn cho biết rằng ở trong video là Abigail, chú chuột túi đã sống ở đây từ năm 2006. Trả lời email của AFP vào ngày 7 tháng 1 năm 2020, đơn vị này cho biết ở khu vực này rất may là chẳng có đám cháy nào cả.

Lính cứu hỏa vui mừng đón cơn mưa?

Loạt hình ảnh tràn lan trên MXH về đại thảm họa cháy rừng ở Úc: Giải cứu kangaroo, cô bé và bức tường lửa... đều không phải là thật - Ảnh 5.

Mưa, có lẽ là điều nhiều người mong chờ nhất lúc này ở Úc nhưng mà hình ảnh này hoàn toàn không phải là hiện tại

Một video quay cảnh những người lính cứu hỏa đang ăn mừng, nhảy múa trong cơn mưa đã được chia sẻ rất nhiều trên các phương tiện truyền thông, điều này khiến nhiều người lầm tưởng rằng thực sự những cơn mưa cứu sinh đã đổ xuống với nước Úc. Nhưng sự thật có phải vậy không? Chính xác thì đoạn video đã được quay vào tháng 11 năm 2019 và được đăng tải trên kênh truyền hình của ABC 13 của Mỹ. Đại diện của đội cứu hỏa thị trấn Leongatha, bang Victoria, Úc đã xác nhận với AFP.

Một gia đình trốn chạy giữa bão lửa?

Loạt hình ảnh tràn lan trên MXH về đại thảm họa cháy rừng ở Úc: Giải cứu kangaroo, cô bé và bức tường lửa... đều không phải là thật - Ảnh 6.

Hình ảnh này không có thật, hãy là người dùng mạng xã hội thông thái

Hình ảnh một người phụ nữ và 5 đứa trẻ đang ngâm nửa thân mình dưới nước tại một cầu cảng được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội, khung cảnh xung quanh chỉ ngập một màu cam vàng như màu trời của Úc những ngày gần đây. Nhưng sự thật thì bức ảnh đã được chụp từ năm 2013 sau khi có một đám cháy xảy ra tại bang Tasmania, Úc.

Còn hàng ngàn hình ảnh nữa đang được đăng tải lên mạng xã hội mỗi ngày, hãy cảnh giác, sử dụng mạng xã hội một cách thông thái và chia sẻ những thông tin chính xác nhất về thảm hoạ này.

(Nguồn: AFP)

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Lên đầu trang