Bộ phim tài liệu bị chỉ trích là dàn dựng khi để voi biển rơi từ vách đá cao tử vong

Cảnh phim này được cho là có tác dụng đánh vào tâm lý cũng như lòng thương cảm của người xem để câu view.

Trong nhiều năm trở lại đây, biến đổi khí hậu đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng trên toàn cầu. Diện tích băng ở hai cực bị thu nhỏ khiến cho nhiều loài động vật mất dần nơi sinh sống và trú ẩn, buộc chúng phải lên mặt đất nhiều hơn. Tại đây, chúng sẽ đối mặt với vô vàn mối nguy hiểm về tính mạng.

Trong bộ phim tài liệu mang tên Our Planet của nhà làm phim nổi tiếng Sir David Attenborough, hàng trăm con voi biển (hay còn gọi là hải tượng) chen chúc dọc theo một bãi biển đầy sỏi đá ở miền Đông Bắc nước Nga. Rất nhiều con trong số đó bắt đầu leo lên những mỏm núi đá đầy cheo leo hiểm trở. Chính vì nước biển ấm lên và băng tan ra đã khiến chúng trở nên chen chúc trong một diện tích bị thu hẹp, buộc chúng phải leo lên những vùng đất cao hơn để thở.

 Voi biển rơi xuống khỏi vách đá cao và lộn nhào xuống biển.
Voi biển rơi xuống khỏi vách đá cao và lộn nhào xuống biển.

Thế rồi bộ phim chiếu đến cảnh một vài con voi biển bất thình lình nhào ra khỏi các vách đá rồi rơi thẳng xuống dưới từ độ cao hơn 76m, tử vong không lâu sau đó. Xác của chúng nằm rải rác trong các hốc đá và trôi nổi lềnh bềnh trên mặt nước trước khi làm thức ăn cho gấu trắng Bắc Cực.

“Tầm nhìn của voi biển khi ra khỏi mặt nước là rất kém,” Attenborough bình luận cảnh phim. “Nhưng chúng có thể cảm nhận được bầy của mình ở bên dưới. Khi thấy đói, chúng cần quay trở lại biển. Trong cơn tuyệt vọng đó, hàng trăm con đã rơi xuống từ độ cao mà chúng không thể đo được.”

 
Băng tan đã khiến cho chúng phải tìm những vùng đất cao hơn để trú ẩn.
Băng tan đã khiến cho chúng phải tìm những vùng đất cao hơn để trú ẩn.

Đó là những cảnh phim thực sự gây đau lòng cho người xem. Tuy nhiên, chúng lại bị các nhà nghiên cứu động vật chỉ trích kịch liệt. Họ tố cáo đội ngũ làm phim của Attenborough đã dàn dựng cảnh phim nhằm tạo hiệu ứng xúc động để lôi kéo người xem. Họ cho rằng những con voi biển bị rơi khỏi vách đá không phải vì chúng có tầm nhìn kém mà có thể vì chúng đã bị giật mình bởi sự xuất hiện của những con gấu trắng Bắc Cực, con người hoặc trực thăng bay lượn trên đầu.

Đây cũng không phải là lần đầu tiên những bộ phim về thiên nhiên hoang dã của Attenborough phải đối mặt với cáo buộc dàn dựng. Năm 2011, các nhà làm phim thừa nhận một tập Frozen Planet đã sử dụng tuyết giả để ghi hình những con gấu trắng Bắc Cực con tại sở thú rồi sau đó lồng ghép vào những cảnh gấu trắng Bắc Cực trong hoang dã. Năm 2017, series Blue Planet 2 nói về hiện tượng nóng lên toàn cầu làm các rặng san hô trên đại dương chết trắng, và họ ghi hình những cảnh chết trắng này trong phòng thí nghiệm.

 
Các nhà bảo vệ động vật khẳng định cảnh phim nói trên là dàn dựng, bầy voi biển có thể đã chịu sự tác động của gấu trắng hoặc con người.
Các nhà bảo vệ động vật khẳng định cảnh phim nói trên là dàn dựng, bầy voi biển có thể đã chịu sự tác động của gấu trắng hoặc con người.

Trước lùm xùm về cáo buộc dàn dựng cảnh phim về những con voi biển trong Our Planet, đạo diễn của bộ phim là Sophie Lanfear đã lên tiếng khẳng định họ không hề dàn dựng và những con voi biển cũng không chịu sự tác động nào từ gấu trắng hay con người trước khi rơi khỏi vách đá. Chúng chỉ đơn giản là không biết tìm lối xuống một cách an toàn.

 
Con voi biển chết khi rơi xuống mặt nước lởm chởm đá bên dưới.
Con voi biển chết khi rơi xuống mặt nước lởm chởm đá bên dưới.

Dù sao đi nữa, có một sự thật không thể tranh cãi rằng những tác động của biến đổi khí hậu lên sự sống của những loài vật như voi biển là rất lớn. Nếu Trái Đất cứ tiếp tục bị tàn phá và nhiệt độ tiếp tục tăng cao như thế này, có lẽ sau vài năm nữa sẽ chẳng còn con voi biển nào để cho chúng ta xem.

(Ảnh chụp màn hình)

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Lên đầu trang