Bạn có biết: Loài mèo phát minh ra ngôn ngữ ‘meo meo’ chỉ để giao tiếp và… ra lệnh cho chúng ta!

Bạn đã bao giờ nghe bọn mèo kêu meo meo với nhau chưa? Chắc chắn là chưa rồi!

ó một bí mật mà các “quàng thượng” luôn che giấu bạn, nhưng những “sen” nào tinh ý có thể nhận ra: Chúng chỉ kêu “meo meo” với loài người. Đây hoàn toàn không phải ngôn ngữ chúng sử dụng để giao tiếp với nhau hay với loài khác. Tiếng kêu này được dùng riêng để “ra lệnh” cho chúng ta thôi đấy!

Bạn có biết vì sao không? Bài viết dưới đây sẽ bật mí ngay thôi.

6

 

Một con mèo trưởng thành không “meo meo” để trò chuyện với đồng loại. Chúng thường giao tiếp thông qua mùi hương, ngôn ngữ cơ thể, nét mặt.

Thời gian sinh dài sinh sống cùng loài người đã giúp mèo học được rằng con người không thể hiểu cách giao tiếp “âm thầm” mà chúng vẫn thường sử dụng với nhau. Từ đây, các nhà khoa học tin rằng mèo đã sáng chế ra ngôn ngữ “meo meo” chỉ dành riêng để giao tiếp với con người.

Bọn mèo thường “meo meo” để cố gắng bày tỏ mong muốn với con người, đặc biệt là cho con người biết chúng đang khó chịu gì đó. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể hiểu những gì mà mèo cưng đang thổ lộ?

5

 

Nếu sống cùng một hay nhiều con mèo, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy chúng thường kêu “meo meo” với những âm vực khác nhau. Khi chúng đói bụng và muốn ăn, chúng sẽ kêu rất dễ chịu và nhẹ nhàng. Nhưng nếu đang tức giận hoặc khó chịu, tiếng “meo meo” cũng sẽ rất chói tai và hung dữ.

Về cơ bản, bạn có thể học tiếng mèo kêu bằng cách ghi nhớ âm vực của chúng:

Tiếng “meo” ngắn hoặc nhanh: đây là lời chào dành cho bạn đấy!

“Meo meo” liên tục: Khi bạn trở về nhà sau một ngày đi vắng, bạn sẽ nhận thấy con mèo của mình thường kêu dài hơi và liên tục. Đây là cách chúng chào hỏi sau một thời gian dài trong ngày chúng không gặp bạn.

2

 

Âm lượng tiếng kêu vừa phải: Đây có thể hiểu là một lời cầu xin. Ví dụ như chúng đói bụng và cần bạn đổ đầy hạt vào bát chẳng hạn.

Tiếng kêu dài, dai dẳng: Chúng đang đòi hỏi thứ gì đó, ví dụ như xin xỏ để được ra ngoài chơi.

Tiếng kêu trầm: Đây là lúc “quàng thượng” đang phàn nàn vì bạn đã làm sai gì đó với “ngài”.

Tông cao: Lúc này “quàng thượng” muốn nói rằng “ngài” đang rất tức giận hoặc đau đớn. Nếu xui xẻo dẫm phải đuôi mèo, bạn sẽ ngay lập tức nghe được tiếng kêu thất thanh này.

1

 

Không chỉ giao tiếp với bạn bằng tiếng “meo meo”. Chúng còn dùng cả tiếng rừ rừ, rít hoặc gầm gừ cũng theo những âm vực khác nhau để thể hiện điều chúng muốn bạn biết.

Vậy lúc nào thì chúng sẽ bắt đầu “meo meo” với bạn:

Căng thẳng: Khi mèo bị căng thẳng, chúng có xu hướng trở nên ồn ào hơn bình thường. Chúng sẽ thường xuyên kêu để nói cho bạn biết rằng chúng không hề thoải mái chút nào.

7

 

Đói bụng: Trong số tất cả mọi thứ thì khi mèo đòi ăn là lúc bạn dễ nhận biết nhất. Chúng sẽ đi theo bạn vào bếp, đến gần nơi đặt bát thức ăn và meo nhỏ vài tiếng để báo hiệu rằng chúng đã đói bụng.

Muốn được chú ý: Một số con mèo sẽ luôn cần sự chú ý của bạn. Khi mèo cưng “meo meo” không có lý do rõ ràng, bạn hãy thử dành thời gian và chơi đùa với chúng nhé. “Quàng thượng” sẽ niềm nở với bạn ngay thôi.

3

 

Khi chúng bị nhốt: Khi “quàng thượng” bị mắc kẹt bên ngoài và muốn vào nhà, chúng sẽ “meo meo” liên tục để bạn mở cửa.

Khi bị nóng: Mèo còn kêu khi thời tiết trở nên quá nóng nực với chúng.

Hài lòng: Không hẳn là “meo meo”, chúng có thể sẽ phát ra tiếng rừ rừ nhỏ khi hạnh phúc và được vuốt ve.

Bạn có biết: Loài mèo phát minh ra ngôn ngữ ‘meo meo’ chỉ để giao tiếp và… ra lệnh cho chúng ta! 7

Đau đớn: Khi bị ốm hay bị thương, chúng cũng sẽ phát ra tiếng kêu. Chính vì vậy, bạn hãy chú ý đến các “boss” mỗi khi chúng cố gắng giao tiếp với bạn nhé.

Tiếng “meo meo” không chỉ là cách loài mèo xin xỏ thức ăn đâu, trong đó còn ẩn chứa rất nhiều điều lắm đó. Điều quan trọng là hãy luôn lắng nghe chú mèo cưng của mình. Khi hiểu được chúng cần và muốn gì, chắc chắn bạn sẽ có thể chăm sóc chúng thật tốt.

Nguồn bài: Psychology Today

Dịch: Lostbird

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Lên đầu trang